Đánh giá tình hình xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam sang thị trường

Một phần của tài liệu Đề tài: “Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu: Phi thực trạng và giải pháp” doc (Trang 25 - 29)

Châu Phi.

Theo sự phân tich về tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang một số nước ở thị trường Châu Phi thì hàng hoá của Việt Nam ở thị trường Châu Phi và công tác xuất khẩu của chúng ta có số ưu điểm và hạn chế sau

3.1 Ưu điểm

3.1.1 Ưu điểm:

Hàng của Việt Nam được đánh giá là có chất lượng và giá cả phù hợp với nhu cầu, khả năng thanh toán của người tiêu dùng ở thị trường nơi đây. Đặc biệt là hàng lương thực , thực phẩm (chủ yếu là gạo) phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Châu Phi và với giá mềm hơn so với hàng cùng loại của Thái Lan và một số nước khác.

3.1.2 Nguyên nhân.

Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

- Thiện chí hợp tác từ hai phía: Về phía Việt Nam đã kỹ hiệp định khung về hợp tác thương mại, khoa học kỹ thuật với 22 nước Châu Phi, đã lập uỷ ban liên Chính phủ với 6 nước, đồng thời Việt Nam và 14 nước Châu Phi đã dành cho nhau quy chế tối huệ quốc

- Châu Phi là thị trường rộng lớn: Người dân Châu Phi có thu nhập thấp, các điều kiện vệ sinh thực phẩm, mẫu mã, chủng loại, chất lượng không qua khắt khe. Điều này làm cho các doanh nghiệp Việt Nam không phải chịu sức ép cạnh tranh cũng như công nghệ và chất lượng của các doanh nghiệp tại các nước Châu Phi này.

- Sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt Nam tại Châu Phi: Cộng đồng người Việt Nam ở Châu Phi có thể đóng vai trò là cầu nối giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng Châu Phi. Hiện nay, có khoảng 3500 người Việt đang sinh sống và làm việc tại các quốc gia Châu Phi và tập trung ở một số nước như Ai Cập, Ănggola,…. Đây là thuận lợi mà không phải quốc gia nào cũng có được. Những người Việt tại đây họ có thể hiểu biết về văn hoá thị trường, các thức buôn bán và kinh doanh, có mối quan hệ rộng do đó khả năng thâm nhập thị trường là cao hơn.

3.2 Hạn chế

3.2.1 Hạn chế

Đối với những hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Châu Phi vẫn chủ yếu là hàng nông thuỷ hải sản, dệt may,… cơ cấu mặt hàng còn ít, số lượng của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam còn ít giá trị còn nhỏ,…việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường Châu Phi của các cơ quan tham tán thương mại, cơ quan xúc tiến thương mại,

các đại sứ quán của Việt Nam ở Châu Phi còn yếu. Và việc hỗ trợ về phía chính Phủ cho việc mở rộng thị trường còn kém.

3.2.2 Nguyên nhân:

Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

- Khó khăn về địa lý: Do khoảng cách địa lỹ khá xa nhau dẫn tới chi phí cho bảo hiểm và vận chuyển là khá cao. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm của Việt Nam trên thị trường này từ đó làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam tại thị trường này. Trong đó điều kiện kinh tế, tài chính… của Châu Phi còn khó khăn do đó cạnh tranh về giá là yếu tố cạnh tranh chủ đạo. Điều này là một bất lợi không nhỏ đối với các hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Phi.

Tuy vậy, khâu khó khăn lớn nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là khâu thanh toán. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có đủ điều kiện về tài chính để thanh toán trả chậm, trong khi đó các doanh nghiệp Châu Phi lại bị hạn chế về khả năng tài chính nên việc thanh toán ngay là hầu như không thể đòi hỏi được về phía đối tác doanh nghiệp của Châu Phi khi họ nhập khẩu hàng hoá của chúng ta. Những mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam khi xuất khẩu sang Châu Phi thưởng phải qua các công ty lớn của một nước thứ ba, điều này làm thiệt hại cho cả người mua và người bán. Ví dụ, như mặt hàng gạo thông thường phải xuất khẩu qua một khâu trung gian do một công ty xuyên quốc gia của châu Âu đã có công ty con hay văn phòng đại diện ở nước này đảm nhiệm. Các công ty này mua gạo của Việt Nam với số lượng lớn để được hưởng những ưu đã về giá và để giảm giá thành vận chuyển, thông thường họ mua phải từ 10.000 tấn/ tàu trở lên và thanh toàn bằng phương thức mở L/C cho công ty Việt Nam. Từ đó gạo của Việt Nam khi bán vào thị trường Châu Phi không mang thương hiệu Việt Nam mà mang thương hiệu của một nước khác. Và giá bán cũng khác.

- Hệ thống cơ quan đại diện của Việt Nam tại Châu Phi còn mỏng, hoạt động yếu, hiệu quả chưa cao nên khó phát triển quan hệ hợp tác về mặt Nhà nước hoặc đáp ứng nhu cầu xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp.

- Chưa có chiến lược phát triển xuất khẩu phù hợp: Hệ thống chiến lược, chính sácn hỗ trợ phát triển thương mại và các quan hệ hợp tác hầu như chưa có hoặc mới chỉ hình thành trong thời gian ngắn, đặc biệt chưa có chiến lược nào của Nhà nước về phát triển quan hệ thương mại và hợp tác với Châu Phi, bao gồm đầy đủ về chính sácn mặt hàng, chính sácn thị trường , hệ thống các biện pháp hỗ trợ. Khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá sang Châu Phi thường gặp phải là thiếu thông tin về thị trườngm pháp luật, thủ tục, thị hiếu tiêu dùng,… và không biết lấy nguồn thông tin này ở đâu. Vì Việt Nam chưa có một trung tâm nào nghiên cứu về Châu Phi như các trung tâm nghiên cứu về châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc,…. Ngoài ra, tình hình an ninh ở khu vực này nói chung là chưa ổn định, tiềm ẩn nhiều bất ổn, chứa đựng nhiều rủi ro. Do vậy, tham gia vào thị trường Châu Phi là một sự mạo hiểm lớn đối với các doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp của Châu Phi thường chưa quen với các hình thức

thanh toán thông qua ngân hàng mà chủ yếu là thanh toán trả chậm hay giao hàng và nhận tiền.

chương III:

định hướng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu: Phi thực trạng và giải pháp” doc (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)