III. Hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh
1. nghĩa của việc hạ thấp chi phí sản xuất của doanh nghiệp
Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế độc lập, tự hạch toán kinh doanh, cải tiến nâng cao công tác quản lý. Các doanh nghiệp được tự do hoạt động SXKD, tự do cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật quy định. Để tồn tại và phát triển bền vững, mỗi doanh nghiệp phải tuân thủ đúng theo cơ chế thị trường, các quy luật kinh tế … đặc biệt phải tính đến hiệu quả SXKD. Hiệu quả SXKD càng cao, DN càng có điều kiện mở rộng quy mô SXKD, tăng DT, tăng LN, tăng sức cạnh tranh, nâng cao đời sống CB - CNV, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với NSNN… Để phát triển bền vững đòi hỏi mỗi DN không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD tức thì mọi biện pháp hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh. Việc hạ thấp chi phí không có nghĩa là cắt xén các khoản chi phí cần thiết - cấu tạo nên thực thể của sản phẩm mà việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh ở đây gắn liền với nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả đồng thời bảo đảm tối đa chất lượng sản phẩm thỏa mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng xã hội.
Như vậy việc hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ làm tăng hiệu quả kinh tế, mà còn tăng hiệu quả xã hội. Việc hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh, một mặt quán triệt nguyên tắc tiết kiệm, mặt khác phải phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh và đặc điểm SXKD của DOANH NGHIệP.