tại trên
Việc giải phóng mặt bằng của nhiều dự án của công ty đang bị ách tắc, kéo dài, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế và làm nản lòng Lãnh đạo Công ty, cũng như gây căng thẳng về xã hội …Tình trạng đó là hậu quả của một loạt nguyên nhân, mà nóng bỏng nhất là:
Thứ nhất, các chính sách đền bù và GPMB, các văn bản, điều khoản hướng dẫn còn chưa đầy đủ, và đồng bộ gây khó khăn trong xác định và phân loại mức đền bù, giá đền bù đất có những khu vực còn chưa hợp lý. Đối với đất nông nghiệp, việc xác định rõ các loại đất (đất ở, đất nông nghiệp, đất vườn kề) thiếu quy định cụ thể, chưa thực sự khoa học. Trong cùng một khu vực, theo quy định khung giá các loại đất, giá đất nông nghiệp cao nhất chỉ là 19.300đ/m2, chênh lệch quá lớn so với giá đất ở, gây khó khăn cho việc thu hồi đất. Giá đất ở khu dân cư nông thôn quá thấp(cao nhất 83.000đ/m2,thấp nhất 10.000đ/m2). Khi
mới, hoặc nộp tiền sử dụng đất tại khu tái định cư. Việc áp dụng hệ số khi tính toán GPMB vận dụng thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ.
Đối với các khu vực mới đô thi hoá, đất trở nên có giá, một số trường hợp lấn chiếm để xây nhà, hoặc mua bán trái phép, nhưng lại được nhà nước cấp giấy chúng nhận sử dụng đất(nghị định 45/CP,ngày 3/8/1996 của chính phủ), do đó khi đền bù tạo tâm lý so bì, khiếu kiện.
Các quy định về cưỡng chế chưa được hướng dẫn cụ thể để tạo nên sự thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện.
Thứ hai, các giấy tờ xác định quyền sử dụng đất rất phức tạp.
Việc đền bù thiệt hại về đất và tài sản phụ thuộc nhiều vào tính hợp pháp về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản. Trong khi đó, phần lớn đất đai và tài sản chưa có đủ giấy tờ hợp lệ, Do không đủ các hồ sơ quản lý, cập nhật các biến động nhà đất thường xuyên cho nên việc xác định thời
gian sử dụng đất để áp dụng các chính sách đền bù thiệt hại trong các trường hợp cụ thể là kho khăn đối với chính quyền các cấp.
Thư ba, công tác quy hoạch còn chua quan tâm đúng mức đến tính phức tạp của GPMB.
Việc lập quy hoạch tổng thể hoặc chi tiết, thường không nghiên cứu kỹ hiên trạng và tính hết khó khăn thực tế GPMB, dẫn đến chi phí đền bù lớn, hiệu quả kinh tế của dự án thấp. Một số dự án có ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài hàng rào của dự án, nhưng do quy hoạch chưa xác định được phạm vi và mức độ ảnh hưởng, bị nhân dân xung quanh khu vực phản ứng nên cũng gây khó khăn cho công tác triển khai.
Thứ tư, công tác tuyên truyền vận động phát huy đúng khả năng.
Các ngành, các cấp hiểu về chính sách đền bù và GPMB khác nhau, cho nên có những quan điểm chưa thống nhất, tạo kẻ hở cho một số người khiếu kiện hoặc lợi dụng cản
trở công tác GPMB. Việc tuyên truyền chính sách đền bù thiệt hại chưa được thực sự coi trọng và chưa đạt hiệu quả cao.
Thứ năm, công tác cưỡng chế chưa được triển khai đúng mức và hiệu lực.
Do sự hạn chế về kinh phí, lực lượng, cơ sở pháp lý và cả yếu tố tâm lý nên việc cưỡng chế trên thực tế còn thiếu kiên quyết, chưa đủ hiệu lực và hiệu quả khiến công tác GPMB kéo dài. Bên cạnh đó việc tự nguyện chấp hành của một số người còn thấp, có hiện tượnh chây ỳ để trục lợi cá nhân.
Thứ sáu, chưa quan tâm đúng mức đến công tác xây dựng khu tái định cư phục vụ cho các hộ phải di dời.
Trong hoàn cảnh các tư liệu sản xuất bị mất, công việc mới chưa được định hình, những người dân bị thu hôi đất và chưa co khả năng đầu tư xây dựng nhà ở ưng ý, thì việc xây dựng các khu nhà ở dùng cho thuê(chỉ áp dụng đối với các hộ chính sách, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trong
trường hợp khẩn) trong 1-2 năm là cần thiết. Song cho đến nay công tác này chưa được quan tâm đầy đủ.
Thứ bảy, chưa có các hướng dẫn cụ thể thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm. Việc chuyển đổi chỗ ở đối với một số hộ thực tế đã mất đi các nguồn thu chủ yếu nhu các hộ nông dân mất đất, không tìm ra nguồn thu mới, hay các hộ ở đô thị trước đây nhờ có vị trí thuận lợi khinh doanh nay bị chuyển đổi chỗ khác, cũng khó xác định công việc mới vấn đề đào tạo nghề nghiệp…cho các đối tượng thuộc vực GPMB ngày càng trở thành vấn đề bức xúc.
Về mặt bản chất, việc đền bù, di đân và giải phóng mặt bằng không chỉ là giải quyết các mối quan hệ kinh tế - vốn đã rất phức tạp và nan giải - mà còn liên quan đến một vấn đề pháp lý và chính sách xã hội như : quyền sở hữu cá nhân, công ăn việc làm, môi trường sống, sự công bằng và sự hài hoà giữa các nhón lợi ích… vì vậy, công tác GPMB vừa có sự thận trọng, vừa đòi hỏi các giải pháp phải toàn
diện, đồng bộ cả từ góc độ pháp jý lẫn thực tiễn để có thể quy tụ thành các nhóm giải pháp sau.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ GPMB TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 2