Phân tích xu hướng biến động giá sau ngày công bố cổ tức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quan điểm các CFO Việt Nam về hoạch định chính sách cổ tức của DN.pdf (Trang 34 - 37)

Theo như mẫu dữ liệu thống kê của chúng tôi đa số các công ty niêm yết, thông báo cổ tức tiền mặt thường đưa ra tín hiệu làm tăng giá cổ phiếu trên thị

trường.

Bảng 2.3: Thống kê số công ty biến động giá sau khi công bố cổ tức qua các năm

(*2006 có 60/88 công ty trả cổ tức tiền mặt nhưng có 3 công ty không xác định được ngày công bố)

Năm Số công ty tăng giá Tổng số cty

có công bố

chia cổ tức

Ngày NCB Ngày 2 Ngày 3

2006 35 37 36 57*

2007 33 33 31 75

2008 51 50 48 72

2009 54 55 48 74

(Nguồn: Nhóm tác giả tự thống kê)

Hầu như mỗi năm, tới hơn một nửa các công ty công bố cổ tức trên thị

trường sẽ làm tăng giá cổ phiếu ngay trong NCB, xem trên Bảng 2.3. Theo như kết quả chúng tôi tổng hợp thống kê7, thì đa số các công ty phát đi tín hiệu làm tăng giá cổ phiếu trong NCB thì cũng sẽ làm tăng giá cổ phiếu trong ngày thứ 2, và thứ 3 so với ngày 0 và tăng nhiều hơn so với ngày liền kề trước nó. Ngược lại đa số những công ty sau khi công bố thông tin chia cổ tức làm giảm giá cổ phiếu ngay trong

      

7Xem thêm hình 1-phụ lục 5, biểu thị sự thay đổi giá cổ phiếu so với trước ngày công bố cổ tức của các công ty qua các năm.

NCB thì sẽ làm gảm cổ phiếu trong ngày thứ 2, thứ 3 so với với ngày 0 và thường giảm nhiều hơn so với ngày liền kề trước nó.

*N/A: nhóm công ty có tỷ lệ chi trả không xác định do năm đó EPS âm

Hình 2.4: Các đường biểu diễn thay đổi giá tích lũy sau NCB chi trả cổ tức

(Nguồn: Nhóm tác giả tự thống kê, xem Bảng 1-phụ lục4)

Từ Hình 2.4 ta thấy, ở tất cả các năm và tất cả các nhóm tỷ lệ chi trả khác nhau thì thông tin chi trả đều có tác động lên giá cả và càng về sau xu hướng càng rõ ràng hơn. Có vẻ như thị trường Việt Nam trong quá khứđã phản ánh phù hợp với lý thuyết phát tín hiệu. Dù qua các năm có đặc điểm hoàn toàn khác nhau nhưng nhóm công ty chi trả cổ tức rất cao thường tăng giá khá đều đặn sau khi thông tin chi trả cổ tức được công bố (thể hiện trên đồ thị là đường màu xanh biển đậm). Điều này cho thấy việc chi trả cổ tức tiền mặt cao được các nhà đầu tư chào đón hơn là chi trả thấp.

Năm 2006: Ngoài nhóm công ty chi trả cổ tức tương đối cao có sự biến động giá khó hiểu (giá 3 ngày đầu tăng nhẹ đến ngày thứ tư giảm xuống 0%, ngày thứ

năm sụt dưới 0%, sau đó tăng trở lại), còn lại đều có giá tăng khá đều đặn qua các ngày. Nhưng có thểđây là giai đoạn thị trường chứng khoán đang tăng trưởng mạnh nên có thể sự tăng giá thể hiện sự kỳ vọng quá mức của nhà đầu tưđối với cổ phiếu khiến cho giá tăng nhanh qua mỗi ngày. Như chúng ta đã biết, mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới. Trong vòng một năm, chỉ số

Vn-Index tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối 2005 lên 800 điểm cuối 2006. • Năm 2007: Xu hướng đã rõ ràng hơn, những cổ phiếu chia cổ tức càng cao thì giá càng tăng. Và nhóm công ty chi trả cổ tức thấp và trung bình lại gánh chịu sự

sụt giá ngay sau khi công bố thông tin chi trả cổ tức. Năm 2007 là năm thị trường chứng khoán bùng nổ, tăng quá nóng, lần đầu tiên cho đến nay Vn-index đạt đỉnh 1.170,67 điểm. Nên có thể nhà đầu tư tin tưởng vào sự tăng trưởng mạnh của công ty nào hào phóng chi trả cổ tức cao ở hiện tại.

Năm 2008: Thị trường hậu khủng hoảng, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều bị ảnh hưởng từ khủng hoảng khiến cho lợi nhuận giảm, hoặc dẫn đến hoạt động thua lỗ. Chính vì lý do đó, nên chỉ trong 2008 mới xuất hiện những công ty có tỷ lệ chi trả không xác định, dù thua lỗ vẫn trả cổ tức. Nhưng hầu như các công ty nào có chi trả cổ tức dù ít hay nhiều thì giá cả đều khá khả quan sau ngày công bố cổ tức.

Năm 2009: Phản ánh rõ nét nhất trong các năm, nhóm công ty nào chi trả cổ

tức càng cao thì tăng giá nhiều hơn. Đây cũng là năm thị trường đang bước vào giai

đoạn đầu của sự hồi phục, và thị trường chứng khoán Việt Nam đã phục hồi khá ấn tượng kể từ sau 3 tháng sụt giảm mạnh đầu năm. Nhờ sự hồi phục của nền kinh tế

thế giới, chỉ số chứng khoán và giá trị giao dịch cùng tăng vọt. Mức vốn hoá thị

trường chứng khoán tính đến cuối tháng 12 là 620 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 38% GDP năm 2009.

Nhìn hình 2.4 thì có một điểm chung khá lạ đó là kể từ ngày giao dịch thứ 3 sau NCB thông tin chia cổ tức thì hầu như giá lại tăng rất cao. Chẳng lẽ thị trường Việt Nam lại phản ứng chậm với thông tin sau khi công bố. Còn một lý do nữa, đó là, lúc các công ty thực hiện ngày giao dịch không hưởng quyền.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quan điểm các CFO Việt Nam về hoạch định chính sách cổ tức của DN.pdf (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)