CỦA CÔNG TY:
Lao động là một trong các nguồn lực cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, do đó số lương và chất lượng lao động có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty. Hiện tại, lực lượng lao động ở công ty còn một số chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế công việc, do đó hiệu quả sử dụng lao động chưa cao, năng suất lao động thấp. Chính vì vai trò to lớn của lao động đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và những mặt yếu kém về lao động ở công ty, do đó trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, công ty cần thực hiện những biện pháp sau;
- Cải tiến nâng cao năng lực, trình độ của người quản lý. Thực tế ở công ty trình độ, năng lực của một số cán bộ, công nhân viên còn hạn chế kinh nghiệm thực tế trong lãnh đạo chỉ đạo của cán bộ quản lý điều hành ở công ty cổ phần chưa có. Đội ngũ trẻ có đủ năng lực trình độ để bố trí vào vị trí quản lý thiếu chưa có người kế cận. Do đó công ty cần tổ chức cho họ đi bồi dưỡng, đi học tại các trung tâm đào tạo, các trường nghiệp vụ để nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ và theo kịp những thay đổi của cơ chế chính sách, đáp ứng đầy đủ yêu cầu đòi hỏi của công
việc. Mặt khác, công ty phải quan tâm đến những người trẻ tuổi, lựa chọn những người cso tương lai, triển vọng để đào tạo, bồi dưỡng phục vụ cho việ kế cận tương lai. Công ty cần có kế hoạch và chiến lược cụ thể đối với nguồn nhân lực, cán bộ ở các phòng ban. Phải sắp xếp hợp lý nguồn nhân lực phù hợp với trình độ, khả năng từng người. Trong việc lựa chọn đề bạt cán bộ quản lý, công ty phải đề ra các tiêu chuẩn cần thiết đối với từng công việc, từng vị trí đề bạt những người không có đủ trình độ, không đủ tư cách vào làm những công việc quan trọng gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh và gây ra những bất bình trong đội ngũ cán bộ công nhân viên. Phải xây dựng và kiện toàn hệ thống phát triển nhân tài, bao gồm các quá trình đào tạo, sử dụng, đề bạt, thưởng phạt. Phải luôn đòi hỏi những cán bộ lãnh đạo phải có sự nhạy bén học hỏi, áp dụng những kinh nghiệm, những lý thuyết quản lý, quản trị hiện đại vào thực tiễn công việc.
- Nâng cao chất lượng người lao động. Hiện tại, ở công ty những người lao động có trình độ, năng lực, kỹ năng, kỹ sảo, tay nghề cao có thể làm những công việc phức tạp, năng suất cao thì thiếu. Trong khi đó lại thừa những lao
động làm những công việc đơn giản. Do đó Công ty cần phải tổ chức đào tạo, cử đi học để nâng cao trình độ tay nghề cân đối lại lao động sao cho hợp lý, hài hoà.
- Đẩy mạnh công tác khen thưởng, kỷ luật để khuyến khích người lao động trong công ty có thể làm việc một cách hăng say, nhiệt tình hơn nữa, để nâng cao năng suất lao động thì công ty cần phải có chính sách khen thưởng và kỷ luật cụ thể. Phải làm cho tất cả mọi nguồn lao động thấy rõ chính sách nhất quán rõ ràng và công bằng để mọi người thực hiện.
- Tăng cường giáo dục tư tưởng, ý thức cho cán bộ nhân viên, lao động để họ ngắn bó hơn nữa với công ty. Tư tưởng của người lao động là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nếu ý thức, tư tưởng người lao động trong công ty tốt, họ hiểu rõ mình phải làm gì cho công ty, họ làm tốt vai trò vị trí của mình thì hiệu quả lao động sẽ cao, bởi họ sẽ quyết tâm hết mình nâng cao năng suất lao động, đạt mục tiêu đề ra. Ngược lại, những người có ý thức kém sẽ làm giảm năng suất lao động giảm hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy cán bộ lãnh đạo trong công ty phải liên tục giáo dục, tuyên truyền cho người lao động ý
thức được vai trò của mình, tự giác làm một cách hăng say thông qua các biện pháp như: Quan tâm hơn nữa đến người lao động, gắn bó đoàn kết mọi thành viên trong công ty thành một khối thống nhất...
* Giải pháp 2: Xác định giá hợp lý để có thể tăng cường sức cạnh tranh trong thị trường thì việc ổn định giá cả hợp lý cho các loại sản phẩm và hàng hoá của công ty là điều phải quan tâm thường xuyên. Trong kinh doanh không thể tồn tại được nếu việc xác định giá không hợp lý, không có cơ sở khoa học. Khách hàng sẽ không mua của công ty nếu như giá cả của cùng một mặt hàng có bán trên thị trường lại thấp hơn của mặt hàng đó tại cửa hàng của công ty. Cũng như vậy, việc định giá cho các dịch vụ phục vụ khách hàng cho các món ăn... phải có sơ sở hợp lý, phải thích ứng với điều kiện hoàn cảnh nhất định. Việc xây dựng chương trình định giá chính xác, có hệ thống, kế hoạch, chiến lược sẽ là một công cụ hữu hiệu phục vụ đắc lực cho việc cạnh tranh thắng lợi, thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường. Việc xác định giá là cả một vấn đề, có thể ấn định một giá cho tất cả mọi khách hàng, cũng có thể ấn định giá theo chi phí, hoặc ấn định giá theo mục tiêu, theo
vị trí của công ty vươn tới. Để có thể xây dựng được một chính sách định giá hợp lý nhất, Công ty cần phải xem xét nhiều yếu tố sau:
- Lựa chọn mục tiêu định giá: Mục tiêu định giá chính là điều mà công ty muốn đạt được với sản phẩm cụ thể đó là, mục tiêu càng rõ ràng thì càng dễ dàng ấn định giá. Có các mục tiêu cơ bản sua.
+ Đảm bảo sống sót. Đây là mục tiêu được sử dụng khi công ty đang gặp khó khăn do lại quá sức cạnh tranh quyết liệt hay những mong muốn của khách hàng thay đổi, khi đó lợi nhuận không quan trọng bằng việc đảm bảo sống sót. Đây chỉ là mục tiêu trước mắt, về lâu dài công ty phải tìm cách tăng giá trị và đối phó với sự diệt vong.
+ Tăng tối đa lợi nhuận trước mắt. Đây là mục tiêu ấn định khi hiệu quả tài chính trước mắt quan trọng hơn hiệu quả lâu dài.
+ Tăng tối đa mức tiêu thụ: Đây là mục tiêu được ấn định khi công ty coi trọng khối lượng tiêu thụ lớn các sản phẩm và hàng hoá và tất nhiên giá cả được xác định ở mức thấp nhất, cho phép và trong điều kiện thị trường nhạy cảm
với giá, hoặc công ty đang muốn xâm nhập thị trường, dành thị phần lớn, tăng sức mạnh cạnh tranh.
+ Tăng tối đa việc hốt phần ngon của thị trường. Đây là mục tiêu được ấn định để hốt được tối đa lợi nhuận. Khi có những loại hàng hoá này, sản phẩm nào đặc biệt, công ty có thể ấn định mức giá cao nhất mà thị trường chấp nhận, sau đó khi mà nhu cầu về sản phẩm, hàng hoá đó thấp xuống thì công ty có thể ấn định giảm giá thấp hơn.
+ Dành vị dẫn đầu về chất lượng sản phẩm. Khi mục tiêu của công ty là là dẫn đầu về chất lượng sản phẩm thì công ty có thể ấn định mức giá vcao cho những loại sản phẩm, hàng hoá đặc biệt chất lượng cao.
- Xác định nhu cầu: Công ty cần xác định xem nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm và hàng hoá của mình trên thị trường, trên cơ sở đó để ấn định mức giá cho hợp lý. Nếu nhu cầu về sản phẩm, hàng hoá nào đó của công rất lớn mà cũng trên thị trường về sản phẩm và hàng hoá đó thiếu thì công ty có thể ấn định mức gía cao hơn và ngược lại. Công ty cũng cần phải xác định sự co giãn của nhu cầu theo giá cả của những loại sản phẩm hàng hoá nhất định để
việc định giá được chính xác nhất đảm bảo mức lợi nhuận tối đa.
- Xác định chi phí. Tất nhiên là việc ấn định giá phải đảm bảo chi trả được tất cả các chi phí cố định và chi phí biến đổi và một khoản lợi nhuận chính đáng vì đã phải mất công sức và gánh chịu rủi ro.
- Phân tích giá thành, giá cả và hàng hoá của các đổi thủ cạnh tranh. Việc xác định giá cả sản phẩm của công ty không thể không tính đến giá thành các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và phản ứng của họ đối với giá cả được ấn định của công ty. Trước khi định giá, công ty cần phải tìm hiểu và phân tích hàng hoá, giá cả, chất lượng sản phẩm của các đổi thủ cạnh tranh. Phải phân tích tình hình như thế để so sánh tương quan về lực lượng, sản phẩm, giá cả hàng hoá để biết mình đang ở thế có lợi hay bất lợi và trên cơ sở đó mà xác định giá cả của mình được ấn định ở mức nào. Công ty có thể hỏi xem những khách hàng về nhận thức của họ đối với gia cả và chất lượng hàng hoá của từng đối thủ cạnh tranh. Giá cả về hàng hoá của đối thủ cạnh tranh được lấy làm điểm chuẩn để định giá cho sản phẩm hàng hoá của công ty, nếu hàng hoá của công ty tốt hơn thì côn
gty có thể định giá cao hơn, nếu hàng hoá của công ty kém hơn thì công ty không thể định giá cao hơn đối thủ cạnh tranh.
- Điều chỉnh giá. Việc định giá không thể cố định tại một mức giá mà phải linh động biến đổi tuỳ theo từng điều kiện hoàn cảnh nhất định, tuỳ theo khối lượng hàng hoá khách hàng mua sắm, tuỳ theo yêu cầu của thị trường, tuỳ theo từng loại khách hàng, và tuỳ theo những nhân tố khác... Chính vì thế mà công ty cần xây dựng một hệ thống, nguyên tắc, cơ cấu giá có thể thích ứng nhất đối với những thay đổi nhất định của điều kiện hoàn cảnh khách quan và trong nội bộ công ty.
* Giải pháp 3: Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường: Thị trường chính là chiến trường của doanh nghiệp, tất cả mọi cuộc cạnh tranh, mọi thủ đoạn, mọi hàng hoá, mọi kết quả đều được diễn ra trên thị trường. Chính vì thế mà Công ty không thể nghiên cứu thị trường thấu đáo, kỹ lưỡng trước khi xây dựng những chiến lược, kế hoạch kinh doanh đúng đắn. Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện tại của công ty, thị trường bán buôn rất hạn hẹp, các mặt hàng hạn chế, khả năng cạnh trnah thấp, thị trường ăn uống, dịch vụ,
khách sạn đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt thì việc nghiên cứu thị trường để tìm ra hướng đi đúng đắn càng có tầm quan trọng hơn nữa. Trong việc nghiên cứu thị trường, công ty cần tập trung nghiên cứu vào thị trường người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh, lựa chọn thị trường.
- Đối với thị trường người tiêu dùng của công ty bao gồm những người có nhu cầu mua sắm những sản phẩm, hàng hoáa phục vụ tiêu dùng những người có nhu cầu ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí. Việc nghiên cứu thị trường người tiêu dùng của công ty phải trả lời được các câu hỏi sau:
+ Những ai tạo nên thị trường người tiêu dùng của công ty, những ai tham gia các hoạt động tiêu dùng mua sắm những sản phẩm hàng hoá, có nhu cầu ăn uống, vui chơi giải trí, ngủ nghỉ, học bao gồm những thanh niên, cán bộ, phụ nữ nội trợ hay những người lớn tuổi, trung niên...
+ Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của họ. Bao gồm những nhân tố chủ yếu sau.
Các yếu tố văn hóa. Đây là những yếu tố có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến hành vi của người tiêu dùng, nó bao gồm
nền văn hoá, nhánh văn hoá, tầng lớp xã hội ảnh hưởng tác động, tạo nên.
Các yếu tố xã hội: Đây là những yếu tố bao gồm nhóm tham khảo, gia đình và vai trò và địa vị xã hội.
Những yếu tố cá nhân: Bao gồm tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống nhân cách và tự ý niệm của người đó.
Những yếu tố tâm lý. Đó là những nhân tố như động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ.
+ Quá trình thông qua quyết định mua hàng. Người nghiên cứu còn phải tìm hiểu xem người tiêu dùng thực tế đã thông qua các quyết định mua hàng của mình như thế nào, xác định xem ai là người thông qua quyết định mua hàng, các kiểu quyết định tiêu dùng và những bước đi của quá trình tiêu dùng.
Các kiểu hành vi tiêu dùng. Đây là việc xem xét kiểu tiêu dùng những loại sản phẩm và hàng hoá của công ty biến động theo dạng nào, nó là kiểu hành vi mua sắm phức tạp, kiểu hành vi tiêu dùng đảm bảo hài hoà, kiểu hành vi tiêu dùng thông thường, kiểu hành vi tiêu dùng tìm kiếm sự đa dạng , hay kiểu hành vi tiêu dùng sang trọng.
Quá trình thông qua quyết định mua sắm tiêu dùng: Cần phải hỏi xem người tiêu dùng đã làm quen với loại sản phẩm của công ty như thế nào, họ để ý và lựa chọn sản phẩm tiêu dùng ra sao và sau khi tiêu dùng họ hài lòng như thế nào.
Những giai đoạn của quá trình thông qua quyết định tiêu dùng. Cần phải tìm hiểu xem những giai đoạn của quá trình quyết định hành vi tiêu dùng những loại sản phẩm hàng hoá của công ty như thế nào, ý thức nhu cầu của tiêu dùng ra sao, họ tìm kiếm thông tin ở đâu, họ lựa chọn và xử lý thông tin đi đến quyết định tiêu dùng như thế nào và họ hài lòng hay không hài lòng đối với sản phẩm và hàng hoá của công ty.
- Đối với đối thủ cạnh tranh. Hiểu được khách hàng tiêu dùng của mình không thôi thì vẫn chưa đủ mà còn cần quan tâm tìm hiểu nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình để biết được đối thủ cạnh tranh như thế nào, hiện tại họ mạnh hay yếu, xu hướng của họ trong tương lai, so sánh sản phẩm của mình, giá cả chất lượng, hoạt động khuyến mại của mình với họ. Chỉ tiêu cơ sở hiểu biết chính xác, toàn diện, đầy đủ về vị trí hiện tại của công ty, tiềm lực, sản
phẩm, chất lượng, giá cả những sản phẩm hàng hoá của công ty và thị trường người tiêu dùng, khách hàng đối thủ cạnh tranh thì công ty mới có thế tung ra những đòn tấn công chính xác nhất, hiệu quả nhất vào thị trường, vào đối thủ cạnh tranh. Đối với việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình, công ty cần phải biết năm vấn đề về đối thủ cạnh tranh.
+ Những ai là đối thủ cạnh tranh của công ty. Đây là việc phát hiện xem những công ty nào của hàng nào, cá nhân nào là đối thủ cạnh tranh của công ty. Không những chỉ phát hiệu đối thủ cạnh tranh ở hiện tại mà công ty còn dự đoán đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, đối thủ cạnh tranh sẽ suất hiện trong tương lai.
+ Chiến lược của đối thủ cạnh tranh. Công ty cần phát hiện chiến lược cạnh tranh mà đối thủ đang tiến hành với từng loại thị trường, từng loại sản phẩm và hàng hoá nhất định. Công ty phải không ngừng theo dõi chiến lược của các đối thủ cạnh tranh, các đổi thủ cạnh tranh giàu nguồn lực thường thay đổi chiến lược sau một thời gian, do đó công ty còn phải xem cách thức mà các đổi thủ cạnh tranh sẽ thay đổi khi điều kiện hoàn cảnh thay đổi.
+ Xác định các mục tiêu của đối thủ cạnh tranh. Công ty phải tìm hiểu xem từng đối thủ cạnh tranh đang tìm kiếm cái gì trên thị trường, cái gì đã điều khiển hành vi của từng đối thủ cạnh tranh. Các mục tiêu của đổi thủ cạnh tranh có thể xác định được trên cơ sở của nhiều yếu tố, trong đó có quy mô, qúa trình lịch sử ban lãnh đạo, và tình trạng kinh tế của họ. Công ty cũng cần theo dõi kế hoạc bành trướng của