Sở hữu cá nhân:

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài sản và tam giác sở hữu doc (Trang 44 - 48)

C) TÀI SẢN CỦA TOÀN DÂN: ĐẤT ĐAI * Sở hữu và các hình thức sở hữu:

1)Sở hữu cá nhân:

Là hình thức chiếm hữu sớm nhất những vật, tài sản không do mình tạo ra, các hình thức sở hữu rất tự nhiên nhặt được, lượn được, hái được “cái…” có sẵn ở tự nhiên làm của mình. Nhưng không phải mọi “cái…” đều có sẵn phục vụ nhu cầu ngày một tăng lên.

Sở hữu cá nhân: Là sự chiếm hữu của một chủ thể về tài sản do công sức, hoạt động cá nhân tạo ra.

Cách thức chiếm hữu cá nhân gắn liền với cách thức tồn tại của cá thể nên rất phổ biến, rất tự nhiên không thể tước bỏ nếu không chủ thể sự tiêu vong. Sở hữu cá nhân là thiên liêng không thể tước đoạt. Sở hữu cá nhân về đất đai (ĐĐ): không khác với SH đối với TS khác, con người khai phá đất hoang, đất rừng để canh tác đó là SH tự nhiên: Miền nam là miền đất được người dân đàng ngoài vào khai khẩn và SH, Nhà nước phong kiến từng bước áp đặt bộ máy quan lại để cai trị và xác lập chủ quyền quốc Gia (CQQG), như vậy CQQG được xác lập bởi Bộ Máy Hành Chính Quốc Gia có nguồn gốc và cơ sở từ việc SH thực tế của cá nhân về ĐĐ, SH cá nhân về ĐĐ là nguồn gốc của chủ quyền Quốc gia về ĐĐ. SH cá nhân về ĐĐ là điều kiện cần và đủ để tạo nên lãnh thổ Quốc gia mà ĐĐ là thành tố cơ bản nhất. Cũng như mọi hình thức SH

khác, con người luôn là yếu tố quyết định vấn đề SH về ĐĐ lịch sử và hiện tại đã chứng minh điều này, trước hết là con người dân cư đi trước khai hoang mở cõi những vùng đất chưa xác lập chủ quyền của QG nào hết, bộ máy nhà nước từng bước tiến theo sau xác lập chủ quyền Quốc gia nên vấn đề SH cá nhân, tập thể về ĐĐ không phủ nhận, mâu thuẫn với chủ quyền Quốc gia về ĐĐ, đây là sự thật hiển nhiên.

Hiến pháp và luật ĐĐ của ta quy định “ĐĐ là SH toàn dân, Nhà nước quản lý, người dân có quyền sử dụng…”là một nội dung phản khoa học.

* Tính chất phản khoa học của Hiến pháp và luật ĐĐ:

Phải nhìn từ góc độ chính trị mới thấy hết tính chất vô lý và phản khoa học của Hiến Pháp và Luật ĐĐ của Việt Nam hiện tại. Xuất phát từ lập trường chuyên chế vô sản về tư liệu sản xuất, đặc biệt là ĐĐ ( vì VN là một nước nông nghiệp) muốn sớm loại bỏ giai cấp địa chủ phong kiến, cực đoan hơn nữa là trả thù giai cấp địa chủ bằng chủ trương tước đoạt tài sản của tầng lớp này, đấu tố và bắt địa chủ, chủ đất vào các trại tập trung cải tạo tước đoạt ruộng đất của địa chủ và cả các chủ đất nhỏ (tá điền) để thành lập các HTX bằng bạo lực của Công an và Quân đội, mục đích là xóa bỏ quyền tư hữu toàn dân theo cách hiểu cũ.

T oàn dân chưa bao giờ là CSH bất kỳ một loại TS nào, bởi luật và Hiến pháp chưa hay không bao giờ khái niệm được chủ thể của toàn dân thật sự có năng lực pháp lý chưa hay không bao giờ khái niệm được chủ thể của

1ax + 2ax + 3ax +…80 triệu ax =

Ax

toàn dân thật sự có năng lục pháp lý có quyền và nghĩa vụ đầy đủ để thực hiện quyền sở hữu của mình (toàn dân).

Sở hữu toàn dân: một khái niệm chung chung… để hô hào, để tập hợp ý thức trách nhiệm của người dân có trách nhiệm của cộng đồng hơn là một khái niệm của một chủ thể pháp lý bởi toàn dân chưa bao giờ là một chủ thể.

Xét về bản chất cái SH toàn dân về ĐĐ là một tập hợp “rỗng”: không có thật:

- Cá nhân công dân = a

- Toàn dân 80 triệu công dân = A - SH ĐĐ là thuộc tính của TS > x 1ax € Ax

2Ax € Ax

3Ax € Ax

Mỗi cá nhân công dân có quyền SH về ĐĐ là thành tố quyết định cái toàn dân có quyền SH ĐĐ nếu mỗi cá nhân công dân không có quyền về SH thì cái toàn dân cũng chẳng có quyền SH về ĐĐ. Cá nhân tôi không có tiền ( có tiền là một thuộc tính) nhiều cá nhân khác cũng không có tiền, tập hợp các cá nhân không có tiền đó lại: thành một tập thể “ không có tiền”.

1a0 € A0 2a0 € A0 3a0 € A0

Vậy toàn dân sẽ không có quyền SH nếu mỗi cá nhân công dân không có quyền SH và ngược lại khi mỗi cá nhân công dân có quyền SH về ĐĐ thì cái “toàn dân…” mới có quyền SH về ĐĐ.

Số lượng đất đai của chủ SH cá nhân lệ thuộc vào khả năng của CSH đến đâu. Không phụ thuộc vào lượng tài sản nhiều hay ít, nhưng sức người, khả năng của người có hạn, nhu cầu có nhiều nhưng vẫn có giới hạn (chỉ có tham vọng lòng tham là không hạn độ).

Sự chiếm hữu tài sản do một chủ thể tạo ra không bao giờ mâu thuẫn với sự chiếm hữu tài sản của các chủ thể khác khi mà ai cũng có thể có quyền SH khi sự chiếm hữu có căn cứ pháp luật, cho dù sự chiếm hữu cá nhân đó nhiều đến bao nhiêu. Chỉ xuất hiện mâu thuẫn về SH khi tài sản bị tước đoạt của người này phục vụ cho người khác dù với bất cứ danh nghĩa gì.

Có những đối tượng tài sản mà cá nhân không thể chiếm hữu riêng cho mình, có những tài sản muốn tạo ra nó, chuyển vật chưa có ích thành có ích phải cần đến hoạt động của mọi người, hoạt động của cộng đồng, như đào một con kênh, quy động sức mạnh của tập thể để bảo vệ tài sản, đất đai của cộng đồng, đó là điểm hạn chế của khả năng sức người và cũng làm hạn chế về lượng của hình thức chiếm hữu cá nhân.

Đã đến lúc hy sinh tài sản cá nhân cho cộng đồng, khi cá nhân này lo tạo ra tài sản thì cá nhân khác lo cần vũ khí để bảo vệ tài sản cộng đồng, “ người góp công

người góp của…” nên trong xã hội xuất hiện cái gọi là tài sản chung của nhiều người để sẵn sàng phục vụ lợi ích chung: Tài sản của tập thể và cái phổ biến hơn nữa là sự đóng góp: thuế. Sự chuyển một phần tài sản cá nhân hình thành tài sản cộng đồng để phục vụ lợi ích cộng đồng, nhà nước thay mặt cộng đồng để quản lý nhắm mục đích chung là cộng đồng. Thuế do cộng đồng để nuôi nhà nước tồn tại để phục vụ XH, cộng đồng nộp thuế không phải chỉ để nuôi nhà nước.

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài sản và tam giác sở hữu doc (Trang 44 - 48)