Do kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối khá, giá cả ổn định và việc điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 180 nghìn đồng cuối năm 2000 lên 210 nghìn đồng đầu năm 2001 và 290 nghìn đồng đầu năm 2003 cùng với việc triển khai nhiều chương trình xoá đói giảm nghèo nên đời sống các tầng lớp dân cư ở cả thành thị và nông thôn nhìn chung tiếp tục được cải thiện.
Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002 do Tổng cục Thống kê tiến hành thì trong năm 2001-2002 thu nhập bình quân 1 người 1 tháng theo giá thực tế đã đạt 356,8 nghìn đồng, tăng 21% so với năm 1999, trong đó khu vực thành thị đạt 625,9 nghìn đồng, tăng 21,1%; khu vực nông thôn đạt 274,9 nghìn đồng, tăng 22,2%; chi tiêu hàng ngày cho đời sống bình quân 1 người 1 tháng là 268,4 nghìn đồng, tăng 21,4% so với năm 1999, trong đó khu vực nông thôn 210 nghìn đồng, tăng 18%.
Bảng 2.1:Thu nhập và chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng theo giá thực tế năm 2001-2002 phân theo 5 nhóm thu nhập (Mỗi nhóm 20% số hộ)
Thu nhập Chi tiêu cho đời sống
Bình quân chung 356,8 268,4
Nhóm thu nhập thấp 107,7 122,5
Nhóm thu nhập dưới trung bình 170,0 169,6
Nhóm thu nhập trung bình 251,7 213,6
Nhóm thu nhập khá 370,7 289,1
Nhóm thu nhập cao 877,1 547,1
Những hộ có thu nhập tương đối cao ngoài chi tiêu cho đời sống hàng ngày còn có tích luỹ xây dựng nhà ở, mua sắm đồ dùng đắt tiền, sử dụng điện, nước máy và chi các khoản khác góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Cũng theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002 nêu trên thì tại thời điểm điều tra, 17,2% số hộ có nhà kiên cố; 58,3% số hộ có nhà bán kiên cố và tỷ lệ nhà tạm đã giảm từ 26% năm 1997-1998 xuống còn 24% năm 2001-2002. Tỷ lệ hộ có xe máy tăng từ 24% năm 1997-1998 lên 32,33% năm 2001-2002; tỷ lệ hộ có ti vi tăng từ 58% lên 67%; tỷ lệ hộ dùng điện tăng từ 77% lên 86%; tỷ lệ hộ sử dụng nước máy tăng từ 15% lên 17,6%; tỷ lệ hộ có hố xí tự hoại và bán tự hoại tăng từ 16,7% lên 25,5%... Bảng 2.2: Tỷ lệ hộ có một số đồ dùng lâu bền năm 2001-2002 Chia ra Tổng số Thành thị Nông thôn Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền 96,86 98,94 96,19 Ô tô 0,05 0,15 0,02 Xe máy 32,33 56,73 24,51 Điện thoại 10,68 32,53 3,68 Ti vi màu 52,73 81,21 43,61 Máy vi tính 2,44 8,88 0,38
Máy điều hoà nhiệt độ 1,13 4,48 0,06
Máy giặt, sấy quần áo 3,79 13,8 0,59
Nguồn: Tổng cục Thống keâ
Trên cơ sở kết quả thu nhập bình quân 1 người 1 tháng thu thập được trong cuộc điều tra nêu trên, Tổng cục Thống kê đã tính ra tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm năm 2001-2002 và so sánh với năm 1999 thì thấy rằng, tính chung cả nước tỷ lệ này đã giảm từ 13,33% năm 1999 xuống còn 9,96% năm 2001-2002,
trong đó tỷ lệ nghèo của khu vực thành thị giảm từ 4,61% xuống 3,61%; của khu vực nông thôn giảm từ 15,96% xuống 11,99%.
Cũng dựa trên kết quả của cuộc điều tra nêu trên nhưng tính theo chi tiêu cho đời sống bình quân 1 người 1 tháng của các hộ gia đình, Ngân hàng Thế giới đã đánh giá rằng, tỷ lệ nghèo chung của nước ta (bao gồm cả nghèo lương thực, thực phẩm và nghèo phi lương thực thực phẩm) đã giảm từ 37,37% năm 1997-1998 xuống còn 28,9% năm 2001-2002, trong đó tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm giảm từ 15% xuống 10,9%. Theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta cũng đã giảm từ 16,1% năm 2001 xuống 14,5% năm 2002 và 12% năm 2003.
Một vấn đề đặt ra là, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ở nước ta vẫn tiếp tục dãn ra. Thu nhập của 20% số hộ có thu nhập cao nhất so với thu nhập của 20% số hộ có thu nhập thấp nhất năm 1994 gấp 6,5 lần; năm 1995 gấp 7,0 lần; năm 1996 gấp 7,3 lần; năm 1999 gấp 7,6 lần và năm 2001-2002 gấp 8,1 lần. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với một số nước trong khu vực và thế giới thì khoảng cách chênh lệch này ở nước ta hiện nay chưa phải là đã quá cao (Năm 1997 khoảng cách chênh lệch giàu nghèo của Malaysia là 12,4 lần; Philipin là 9,8 lần và Mỹ là 9 lần). Mặt khác, ngay trong bối cảnh khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng này thì thu nhập bình quân đầu người một tháng của các hộ nghèo cũng đã tăng từ 97 nghìn đồng năm 1999 lên 107,7 nghìn đồng năm 2001-2002 và tỷ lệ hộ nghèo đã giảm như dẫn ra ở trên.
Khi khoảng cách chênh lệch giàu nghèo tăng lên thì sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các nhóm dân cư sẽ tăng lên. Để đánh giá mức độ bất bình đẳng này, Ngân hàng Thế giới thường tính toán tỷ trọng thu nhập của 40% số hộ có
thu nhập thấp nhất chiếm trong tổng thu nhập của tất cả các hộ dân cư. Nếu tỷ trọng này nhỏ hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao; nằm trong khoảng 12-17% là có sự bất bình đẳng vừa và lớn hơn 17% là có sự tương đối bình đẳng. Trên cơ sở kết quả các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình do Tổng cục Thống kê tiến hành những năm gần đây đã tính ra tỷ trọng thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất so với tổng thu nhập của tất cả các hộ dân cư năm 1999 là 18,7% và năm 2001-2002 là 19%. Như vậy, sự bất bình đẳng về thu nhập ở nước ta tuy có tăng nhưng với mức độ rất thấp và phân bố thu nhập trong các nhóm dân cư hiện nay ở mức tương đối bình đẳng.
Tổng cục Thống kê cũng đã lấy ý kiến của 28.793 cán bộ lãnh đạo chủ chốt của xã phường thuộc tất cả 61 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức sống dân cư năm 2002 so với 5 năm trước đó. Kết quả phỏng vấn cho thấy có tới 96,3% ý kiến cho rằng đời sống đã được nâng lên; số ý kiến đánh giá đời sống vẫn như cũ và giảm sút chỉ có 3,7%. Báo cáo năm 2002 của Tổ chức Lương thực Thế giới WFP khẳng định, Việt Nam đã đảm bảo an ninh lương thực đủ cho mọi người dân và WFP tự thấy đã có thể chấm dứt chương trình ở Việt Nam. Trong báo cáo năm 2002 của mình, UNDP cũng đã xếp Việt Nam vào danh sách những quốc gia dẫn đầu các nước đang phát triển về thành tích giảm nghèo.
Thành tựu về mức sống kết hợp với thành tựu về giáo dục và y tế được thể hiện rõ trong chỉ tiêu chất lượng tổng hợp HDI. Theo tính toán của UNDP thì chỉ số này của nước ta đã tăng từ 0,583 năm 1985 lên 0,605 năm 1990; 0,649 năm 1995 và 0,688 năm 2003. Nếu xếp thứ tự theo chỉ số này thì nước ta từ vị trí thứ 122/174 nước năm 1995 lên vị trí 113/174 nước năm 1998; 110/174 nước năm 1999 và 109/175 nước năm 2003.
Trong năm 2004, cả nước đã tạo ra 1,55 triệu chỗ làm việc mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn 5,6%. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo, tài nguyên môi trường, vấn đề dân số, gia đình trẻ em, an sinh xã hội... có nhiều tiến bộ. Đặc biệt phát triển kinh tế-xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đã được quan tâm. Chính phủ đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho 2.374 xã đặc biệt khó khăn ở 355 huyện thuộc 49 tỉnh; xây dựng hơn 400 trung tâm cụm xã, đào tạo cho hơn 5.000 lượt cán bộ xã, bản, làng.
Hoạt động xóa đói giảm nghèo được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm nhất là các tỉnh đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ đói nghèo cao, nguy cơ tái nghèo lớn. Năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia giảm xuống còn 8,3%, mỗi năm bình quân giảm trên 2%. Nhìn chung tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong cả nước và trên tất cả các vùng địa lý, trong đó các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao có xu hướng giảm nhanh hơn các vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp.
Theo thống kê, trong số 64 tỉnh thành phố, có 36 tỉnh, thành phố có tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%, trong đó có 11 tỉnh, thành phố tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% (TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Tây Ninh, Cần Thơ, Long An, An Giang, Hưng Yên, Quảng Ninh); có 4 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 20% (Bắc Cạn, Điện Biên, Lai Châu, Sóc Trăng).
Năm 2005 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005, Việt Nam phấn đấu mức tăng trưởng GDP từ 8 đến 8,5% và giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 7%.
2.2 Thực trạng khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp Việt Nam 2.2.1 Cơ cấu doanh nghiệp trong nền kinh teá