Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội.doc (Trang 38 - 43)

I. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY.

9 Thu nhập bình quân năm đ/ng/tháng 1115000 1350000 121,07%

1.3. Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội khá rộng lớn bao gồm thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Trong đó doanh thu tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu chiếm 65% tổng doanh thu của công ty còn tiêu thụ tại thị trường nội địa chỉ đem lại 35% tổng doanh thu.

Trong cơ cấu mặt hàng tiêu thụ thì mặt hàng sợi chiếm 51,4%, mặt hàng dệt kim chiếm 34,5% còn lại mặt hàng khăn chiếm 14,1%.

Biểu 7: Cơ cấu mặt hàng của công ty:

Mặt hàng Tỷ lệ

Sợi 51,4%

Dệt kim 34,5%

Khăn 14,1%

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là thị trường Châu Âu, Nhật, Mỹ và một số thị trường khác. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Biểu 8: Cơ cấu thị trường xuất khẩu:

Thị trường Tỷ lệ

Châu Âu 8,3%

Nhật 11,6%

Mỹ 70%

Thị trường khác 10%

1.3.1. Đối với thị trường trong nước.

Công ty Dệt May Hà Nội cung cấp cho thị trường nhiều loại sản phẩm trong số đó thì sản phẩm sợi và sản phẩm dệt kim là hai mặt hàng chủ lực của công ty. Hai mặt hàng này của công ty chiếm một thị phần khá lớn so với các doanh nghiệp khác trong ngành Dệt May.

Biểu 9: Thị phần các sản phẩm chính của Hanosimex so với toàn ngành.

Sản lượng sợi Tấn 85000 13600 16% Sản lượng dệt kim Sản phẩm 90000000 5100000 5,67%

(Nguồn Tổng công ty Dệt May Việt Nam)

• Sản phẩm sợi:

Qua bảng trên có thể thấy rằng thị phần sản phẩm sợi của công ty trong toàn ngành rất khả quan chiếm tới 16% tổng sản lượng sợi toàn ngành vì sợi là sản phẩm truyền thống và thế mạnh của công ty (chiếm 65% tổng doanh thu của công ty). Số lượng sản phẩm sợi tiêu thụ của công ty tăng lên hàng năm, năm 2004 tăng 12% so với năm 2003. Khách hàng tiêu thụ sản phẩm sợi của công ty chủ yếu là khách hàng trong nước cụ thể năm 2003 công ty bán cho khách hàng này 85,5% sản lượng sản xuất ra, còn năm 2004 tiêu thụ được 83,7%. Mỗi năm công ty sản xuất hơn 20 loại sợi bao gồm sợi xe và sợi đơn. Với chất lượng tốt, sản phẩm sợi của công ty được thị trường miền Nam ưa chuộng. Mặc dù thị trường miền Nam ở xa công ty với chi phí vận chuyện lớn dẫn đến giá thành sản phẩm bị đội lên cao, song do đây là thị trường tiêu thụ lớn nên công ty đã dùng cách kéo sợi có chỉ số cao và tỷ lệ pha trộn giữa Cotton và PE khác nhau để vừa có thể đáp ứng nhu cầu thị trường vừa hạ bớt giá thành sản phẩm vừa có thể đa dạng hoá mặt hàng.

Sản phẩm sợi của công ty chủ yếu tiêu thụ ở thị trường miền Nam còn thị trường miền Bắc thì số lượng tiêu thụ lại không đáng kể mặc dù thị trường miền Bắc cũng có nhu cầu tương đương và ngày càng tăng. Có thể nói rằng thị trường miền Bắc là một thị trường tiềm năng mà công ty cần quan tâm và có hướng để phát triển. Mở rộng thị trường tại miền Bắc có nhiều lợi thế là chi phí vận chuyển giảm, khả năng tìm hiểu đối tác dễ hơn.

Công ty có thể cung cấp sản phẩm cho khách hàng mà không phải qua trung gian.

Để tiếp tục tăng thị phần của sản phẩm sợi, từ tháng 4 năm 2001 công ty đẫ bắt đầu đưa vào sản xuất sản phẩm mới là sợi OE được dùng để dệt vải DENIM và may quần bò.

• Sản phẩm dệt kim.

Hàng dệt kim chủ lực của công ty hiện nay là áo Poloshirt, áo T. shirt và Hineck. Mặt hàng dệt kim không được chú trọng ở thị trường trong nước mà chủ yếu để xuất khẩu.

Biểu 10: Tiêu thụ nội địa sản phẩm dệt kim của Công ty Dệt May Hà Nội.

Đơn vị: cái. Sản phẩm Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2003/2002 2004/2003 Áo Poloshirt 938976 170422 332409 18,1% 195% Áo T.shirt – Hineck 1092810 286623 339416 26,2% 118,4% Hàng thể thao 103761 66010 240914 63,6% 365% Áo may ô 167544 62979 59513 37.6% 94.4% Tổng 2303091 586034 972252 25,4% 166%

(Nguồn : Phòng KH- TT)

Qua bảng trên ta thấy hàng dệt kim tiêu thụ nội địa năm 2003 giảm so với năm 2002, nhưng đến năm 2004 có dấu hiệu tăng trở lại nhưng không đáng kể nguyên nhân là do mẫu mã của công ty chưa đáp ứng được đòi hỏi của người tiêu dùng, giá thành cao dẫn đến giá bán cao. Trong khi đó có những công ty chuyên sản xuất hàng dệt kim đang cung cấp ra những mẫu mã hấp dẫn hơn để cạnh tranh. Do nhận thức được thị trường trong nước là

thị trường tiềm năng, bởi dân số Việt Nam khoảng 80 triệu người và thu nhập của người dân ngày càng tăng và tính năng tiện dụng của mặt hàng này, công ty đã dầu tư vào nhà máy may thời trang để sản xuất sản phẩm dệt kim cho phù hợp nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Nhà máy có phòng thiết kế mẫu hoạt động khá hiệu quả. Công ty đã nghiên cứu đưa vào sản xuất vải DENIM để tạo ra quần áo bò đáp ứng đúng thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam. Năm 2004 công ty đã tiêu thụ được 2257124 m vải bò tại thị trường nội địa đem lại doanh thu 49657 trđ. Do sản phẩm quần áo bò được sản xuất phù hợp với vóc dáng người Việt Nam nên người tiêu dùng rất ưa chuộng. Công ty cũng đã tiêu thụ được 39064 sản phẩm trong năm 2004. Mặc dù đây là sản phẩm mới đưa ra thị trường nhưng nó đã góp phần không nhỏ làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

• Sản phẩm khăn.

Trong những năm qua sản phẩm khăn của công ty chủ yếu tiêu thụ trên thị trường xuất khẩu còn lượng tiêu thụ tại thị trường trong nước không đáng kể. Tuy nhiên mức tiêu thụ sản phẩm khăn trong nước ngày càng tăng lên điều đó khẳng định rằng công ty đang dần tìm được chỗ đứng tại thị trường trong nước và có thể cạnh tranh với các đối thủ khác.

Biểu 11: Tình hình tiêu thụ nội địa sản phẩm khăn.

Đơn vị: chiếc. Sản phẩm Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2003/2002 2004/2003 Khăn 1115335 2142530 2941027 192% 137%

(Nguồn: Phòng KH-TT)

Năm 2003 so với năm 2002 số lượng khăn tiêu thụ tăng 92%, nhưng năm 2004 chỉ tăng được 37% so với năm 2003.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội.doc (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w