Xây dựng một chính sách trả chậm hợp lý.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao sản lượng tiêu thụ xi măng .doc (Trang 51 - 54)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ 1 Tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng cho CBCNV trong toàn

6. Xây dựng một chính sách trả chậm hợp lý.

Chính sách trả chậm được áp dụng để kích thích khách hàng mua hàng trong điều kiện khó khăn về tài chính hoặc tại các thời điểm mà việc tiêu thụ bị chậm trễ.

Thực trạng hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường rất là khốc liệt các công ty phải áp dụng mọi biện pháp để nâng cao sản lượng tiêu thụ của mình, trong đó chính sách trả chậm là rất quan trọng.

Mặt khác, xi măng là một mặt hàng vật liệu xây dựng. Nên trong thanh toán thường phải quyết toán theo từng giai đoạn hoàn thành từng công việc một. Quyết toán một lúc toàn bộ công trình là trường hợp ít khi xảy ra. Vì vậy đối với chủ đầu tư xây dựng, các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì công ty cũng nên xây dựng một hình thức thanh toán theo từng phần công trình. Đây là những khách hàng lớn và thường xuyên mà công ty cần phải đặc biệt quan tâm.

Để xây dựng một chính sách trả chậm hợp lý, công ty phải xây dựng quy định, tính toán nên các chỉ tiêu cụ thể và chính xác.

Các vấn đề có liên quan đến việc áp dụng chính sách trả chậm: - Áp dụng với ai? Những khách hàng nào có khả năng trả nợ?

- Chúng ta lấy thông tin về khách hàng ở đâu? Dựa vào đâu để xem khách hàng có đáng tin cậy ?

- Khả năng tài chính của khách hàng?

- Số lượng được áp dụng hình thức trả chậm? - Mức độ cho nợ và thời gian được nợ?

- Định mức thanh toán sớm thì sẽ được hưởng một mức chiết khấu? - Thời điểm nào thì áp dụng?

PHẦN KẾT LUẬN

Qua hơn hai tháng thực tập tại Phòng Kinh tế kế hoạch trong Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Trần Ngọc Chương và Chú Đoàn Tiến Thịnh - Trưởng phòng Kinh tế kế hoạch cùng với những nỗ lực của bản thân, đến nay em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: "Một số giải pháp nâng cao sản lượng tiêu thụ xi măng đối với Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng giai đoạn 2001 - 2005".

Trong quá trình thực tập em đã hiểu được những kiến thức về thị trường nói chung, và thị trường xi măng nói riêng, tiêu thụ là gì? Và sự cần thiết nâng cao sản lượng tiêu thụ đối với các công ty và Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng.

Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ cũng như thực trạng hoạt động kinh doanh xi măng, những khó khăn, thuận lợi và những mặt còn tồn tại trong Công ty.

Cuối cùng, em đưa ra một số giải pháp góp phần đẩy nhanh sản lượng tiêu thụ. Đây là một số giải pháp có thể phù hợp với công ty mà công ty đã làm, nhưng chưa đạt được những kết quả như mong muốn.

Mặc dù chưa được sâu sắc, song qua thực tập tốt nghiệp đã giúp em làm quen với thực tế và vận dụng những kiến thức, lý luận ở nhà trường vào việc phân tích giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, qua đó củng cố và nâng cao kiến thức được trang bị.

Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Trần Ngọc Chương và Ban lãnh đạo, các phòng ban, đặc biệt là chú Đoàn Tiến Thịnh, và các cô chú trong phòng Kinh tế kế hoạch Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong quá trình thực tập này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao sản lượng tiêu thụ xi măng .doc (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w