Theo như cách tính đơn giá tiền lương hiện nay của Công ty ta thấy rất phức tạp và vẫn chưa phải là phương pháp tối ưu nhất đem lại sự công bằng cho người lao động. Bởi lẽ :
+ Cách tính lương 1 giờ của công nhân sản xuất:
Trong cách tính lương 1 giờ của công nhân sản xuất, Công ty đưa ra một hệ số lương chính ( cấp bậc ) là hệ số lương cấp bậc bình quân là 6. Điều đó là chưa công bằng, vì trong phân xưởng sản xuất sẽ có những công nhân bậc 3, 4, 5 họ cũng sẽ được hưởng đơn giá lương như bậc 6 và những công nhân bậc 7 thì năng lực của họ còn cao hơn
trong lao động bởi họ vẫn yên tâm rằng họ vẫn được hưởng lương như lao động bậc cao hơn. Như thế là chưa thực sự khuyến khích công nhân nâng cao tay nghề, nâng cao năng suất lao động và sự học hỏi trong công việc. Ngược lại đối với các công nhân bậc cao hơn 6 sẽ có tâm trạng chán nản trong lao động bởi họ nghĩ rằng họ chưa được hưởng mức thù lao như công sức họ bỏ ra.
+ Hao phí lao động :
Việc tính hao phí lao động cho mỗi sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như : Định biên lao động, định mức sản lượng, thời gian để dây chuyền liên tục... Chính vì liên quan đến nhiều yếu tố như vậy nên sự chính xác là không cao. Hơn nữa, việc Công ty đưa ra một số hao phí cho nhóm công nhân công nghệ ( công nhân trực tiếp sản xuất ) là 0,41 giờ/m2 sản phẩm là thiếu công bằng.đối với người lao động. Bởi vì để sản xuất ra 1 m2 sản phẩm cần phải có rất nhiều công đoạn từ việc chế biến nguyên liệu,
công đoạn đều có sự khác nhâu về mức độ nặng nhọc và khó khăn. Nếu như chỉ đưa ra chung cho một mức hao phí là 0,41 giờ/m2 sản phẩm thì chưa hẳn là đem lại công bằng cho người lao động.
Vì thế, tôi mạnh dạn đề xuất ý kiến xây dựng đơn giá tiền lương theo công thức sau :
n giá
Đơ = LQ
Trong đó : - L : là lương theo cấp bậc công việc - Q : là mức sản lượng
Khi đó tiền lương của công nhân nhận được là : L = Đơn giá x Qtt
Trong đó : - Qtt : là sản lượng thực tế công nhân sản xuất ra.
của công nhân chính xác.