Tình hình chung của các doanh nghiệp VN.

Một phần của tài liệu Đề tài: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM pot (Trang 35 - 36)

III. Định hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam.

a. Tình hình chung của các doanh nghiệp VN.

Các doanh nghiệp dường như chưa qua tâm nhiều đến TMĐT. Theo điều tra của bộ thương mại gần đây cho thấy nhận thức của các doanh nghiệp VN không đồng đều, có thể chia làm 3 nhóm:

Nhóm 1: Có tới 90% các doanh nghiệp chưa hề biết đến và không quan tâm tới TMĐT. Không hiểu nội dung, lợi ích, xu thế phát triển tất yếu của TMĐT và cho rằng ở VN chưa có đủ các điều kiện để phát triển TMĐT. Họ cho răng đó là việc của các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, chưa tin vào khả năng áp dụng TMĐT vào các doanh nghiệp của mình.

Nhóm 2: Các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến TMĐT, Các doanh nghiệp ở nhốm này có biết nhưng chưa đầy đủ, chưa hiểu rõ nội dung của, lợi ích và xu hướng phát triển. Vì vậy còn băn khoăn, e ngại về khả năng ứng dung TMĐT với các lí do khác nhau. Một số doanh nghiệp đã bước đầu nối mạng có Webside nhưng mang tính phong trào, chưa xây dựng kế hoạch tham gia TMĐT. Nhóm này chiếm 6-7% tổng số các doanh nghiệp. Nhóm 3: Gồm các doanh nghiệp đã nhận thức được vai trò xu thế phát triển tất yếu của TMĐT trên toàn TG và VN. Đã có ý thức chủ động đầu tư, xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng TMĐT. Số lượng này chiếm một tỉ lệ nhỏ khoảng 2-3% trong tổng số 70.000 doanh nghiệp của cả nước. Tính đến nay, sau khi kết nối Internet chúng ta đã đi một chăng đường khá dài trong con đường tiếp cận TMĐT nhưng mới chỉ có khoảng 1.500 doanh nghiệp có trang Web và vài ngàn đơn vị có quảng cáo hàng hoá trên mạng. Tỉ lệ giao dịch qua mạng rất thấp, và lợi nhuận thu được qua đó cũng chiếm một tỉ lệ nhỏ trong doanh thu của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đề tài: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM pot (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)