2.Đặc điểm về lao động

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của CT May Chiến Thắng.doc (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG II TY MAY CHIẾN THẮNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2004

2.Đặc điểm về lao động

động sản xuất kinh doanh bởi vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất. Cho dù được trang bị máy móc hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến nhưng thiếu lao động có trình độ tổ chức thì cũng không thực hiện sản xuất được. Nhất là đối với ngành may đòi hỏi phải có nhiều lao động vì mỗi máy may phải có 1 người điều khiển. Tính đến ngày 31/12/2004 Công ty có 2.476 người lao động. Trong tổng số đó có 2.375 người là lao động ngành công nghiệp chiếm 96,27%, lao động nữ là 2.048 người chiếm 84,5%, lao động làm công tác quản lý là 142 người chiếm 5,7%,

lao động có trình độ cao đẳng trở lên là 80 người chiếm 3,2%.

Số lao động bình quân của Công ty trong năm 2004 là 2.276 người trong đó ngành may thêu có 1.662 ngươì chiếm 73,02%, ngành da có 527 người chiếm 23,15% và ngành thảm có 87 người chiếm 3,83%.

Thu nhập bình quân chung cả Công ty trong năm 2004 là 913.000 đồng/người/tháng, tăng hơn so với mức thu nhập bình quân cả Công ty trong năm 2003 (864.000 đồng/người/tháng) là 49.000đồng và tương đương với tỉ lệ tăng là 105,7%. Mức thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty được tăng lên từ 728.000 đồng/người/tháng năm 2001 đến 782.000 đồng/người/tháng năm 2002 là 864.000 đồng/người/tháng năm 2003 và 913.000 đồng/người/tháng vào năm 2004. Qua đây ta có thể thấy đời sống của người lao động trong Công ty ngày càng được ổn định và nâng cao.

Biểu số 1: Thu nhập bình quân của công ty từ 2001 – 2004. 0 200000 400000 600000 800000 1000000 Nam 1997 Nam 1998 Nam 1999 Nam 2000 Thu nhap Thu nhap

Ngoài ra công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho người lao động luôn được Công ty quan tâm với nhận thức nguồn lực là yếu tố quyết định thúc đẩy sự phát triển, do đó trong một thời gian dài từ năm 1992 đến nay, Công ty luôn tạo điều kiện cho việc học tập, nâng cao trình độ cho người lao động, thu hút lực lượng lao động

giỏi từ bên ngoài vào. Bên cạnh đó Công ty còn có chế độ ưu đãi đối với những lao động giỏi tay nghề. Hàng năm, thông qua các hội chợ, triển lãm, Công ty tổ chức cho cán bộ quản lý đi thăm quan, khảo sát các thị trường nước ngoài nhằm nắm bắt được những công nghệ mới và xu hướng phát triển của thị trường.

Nhận xét: Đội ngũ lao động gián tiếp của Công ty chiếm tỷ lệ nhỏ 5, 7% nhưng lại giữ vai trò hết sức quan trọng. Họ có trình độ chuyên môn về các lĩnh vực tài chính, thương mại, xuất nhập khẩu, kỹ thuật công nghệ. . . Do đó họ sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý sản xuất, thực hiện hoạt động thu mua, nhập khẩu nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá, giúp cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục. Chính vì vậy để phát triển thị trường đòi hỏi lực lượng này phải không ngừng tìm tòi thị trường, sử dụng các biện pháp Marketing, tìm kiếm và ký kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng.

Đội ngũ lao động trực tiếp quyết định tới số lượng và chất lượng sảm phẩm làm ra. Để mở rộng thị trường, Công ty phải nâng cao uy tín của mình thông qua chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng. Chính vì vậy Công ty phải đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân nhằm giảm đến mức tối thiểu sản phẩm hỏng và đảm bảo chất lượng của sản phẩm, nâng cao năng suất lao động.

3. Đặc điểm về nguyên vật liệu.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của CT May Chiến Thắng.doc (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w