Phân tích tài chính là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích và đánh giá nhằm nhận định trạng thái tài chính của công ty.
Biết tính toán và sử dụng các thông số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ…Các thông số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay…
Thông số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính cũng có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như
giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
1. Thông số khả năng thanh toán:
Các thông số khả năng thanh toán được tính toán và sử dụng để quyết định xem liệu một doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn hay không
Thông số khả năng thanh toán được hiểu như việc công ty có tiền và các tài sản có khả năng chuyển hóa ra tiền mặt để đối phó với các khoản nợ ngắn hạn. Đồng thời chúng ta cũng xem xét mối tương quan giữa một bên là tài sản có tính sinh lợi thấp, có thể chuyển hóa nhanh thành tiền và một bên là các khoản nợ với phí tổn thấp nhưng ngươi đi vay phải thường xuyên đối phó với việc thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Ý nghĩa chung của thông số này là biểu hiện khả năng trá nợ bằng cách chỉ ra quy mô các tài sản có thể dùng để trang trải các yêu cầu của chủ nợ mà tài trợ vốn ngắn hạn với thời hạn phù hợp.
Có hai thông số cơ bản đó là. a. Khả năng thanh toán hiên thời.
Khả năng thanh toán hiện thời bàng tổng tài sản ngắn hạn chia cho tổng nợ ngắn hạn. Thông số này đo lường khả năng của công ty trong việc đối phó các nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn.
Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.
b. Khả năng thanh toán nhanh.
Thông số này chính xác hơn so với khả năng thanh toán hiện thời bằng cách nó loại ra khỏi tái sản phần giá trị hàng tồn kho để lại tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền cao. Khả năng thanh toán nhanh cung cấp một công cụ đo lường khả năng thanh toán một cách chặt chẽ hơn so với khả năng thanh toán hiện thời.
Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp.
CÁC
THÔNG SỐ CÔNG THỨC NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
thanh toán hiện thời Khả năng thanh toán nhanh TỔNG TSNH-(HÀNG TỒN KHO+TSNH KHÁC) / TỔNG NỢ NH 1.37 1.43 1.59 Bình quân ngành là 1.72 Phân tích:
Ta thấy Khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh của
công ty thấp hơn bình quân ngành vì thế công ty không có khả năng trả nợ trong ngắn hạn cao. Công ty không thể đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán hiện thời năm 2010 tăng so với năm 2009 chứng tỏ khả năng trả nợ của công ty cao và cũng là dấu hiệu tốt cho công ty.
Khả năng thanh toán nhanh năm 2009 tăng so với năm 2008, năm 2010 tăng so với năm 2008 và năm 2009, cho thấy khả năng chi trả của công ty là rất lớn, khả năng thanh toán nợ của công ty tăng lên và mức độ rủi ro trong kinh doanh có xu hướng giảm do nguồn tài sản cũng như các nguồn vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm.
2. Thông số nợ(TSN):
a. Thông số nợ trên vốn chủ (D/E).
Thông số này được dùng để đánh giá mức độ sử dụng vốn vay của công ty. Thông số này cho biết tỷ lệ nợ chiếm bao nhiêu so với tìa trợ bằng vốn chủ, hay nói cách khác là một đồng vốn chủ đang tài trợ cho ban nhiêu đồng vốn vay.
D/E càng thấp càng an toàn với chủ nợ. Thông thường các chủ nợ muốn thông số này càng thấp vì tỷ lệ này càng thấp thì mức tài trợ của cổ đông càng cao, như vậy lớp đệm an toàn bảo vệ các chủ nợ trong trường hợp giá trị tài sản bị giảm hay bị thua lỗ càng cao. Tuy nhiên người sử dung lại tháy mức đòn bẫy này cao sẽ tạo cơ hội cho sự tăng trưởng.
b. Thông số nợ trên tài sản (D/A)
Thông số này cho biết tỷ lệ nợ chiếm bao nhiêu so với tổng tài sản công ty hay nói cách khác là bao nhiêu % tài sản được tài trợ bằng vốn vay.
D/A càng cao thì rủi ro tài chính càng cao.
CÁC THÔNG SỐ CÔNG THỨC NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
TSN/VỐN CHỦ(D/E) TỔNG NỢ/VCSH 1.33 1.25 1.23 TSN/TÀI SẢN(D/A) TỔNG NỢ/TỔNG TÀI SẢN 0.57 0.55 0.55
Ta thấy thông số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) và thông số nợ trên tài sản (D/A) giảm dần qua các năm đây là dấu hiệu an toàn đối với các chủ nợ. Năm 2010 D/E là 1.23 trong khi đó năm 2008 là 0.33. Bên cạnh đó D/A cũng giảm năm 2008 là 0.57 qua năm 2010 thi chỉ còn lại là 0.55. Điều này cho ta thấy công ty đang phát triển về mặt tài chính.
3. Khả năng sinh lợi
Các thông số Công thức Năm
2008
Năm 2009
Năm 2010
LNRÒNG BIÊN LN RÒNG/ DOANH THU 0.13 0.14 0.13
THUNHẬP TRÊNTÀI SẢN(ROA) LN RÒNG/ TỔNG TÀI SẢN 0.34 0.39 0.44 THUNHẬP TRÊNVCSH(ROE) LN RÒNG/VCSH 0.8 0.88 0.99 Phân tích:
Công ty có tình hình tài chính khá tốt. Lợi nhuận tăng qua các năm.
ROE và ROA năm 2010 tăng nhưng tốc độ chậm là do Công ty huy động thêm vốn để phục vụ cho kế hoạch kinh doanh năm tiếp theo.
ROA: Tăng qua các năm, năm 2008 là 0.34 % năm 2010 đạt 0.44%. Cho
thấy khả năng sử dụng tài sản của công ty rất hiêu quả.
ROE: Thu nhập trên vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng so với năm 2008 từ
0.8% lên đến 0.88%. Qua năm 2010 ROE tiếp tục tăng đạt 0.99%. Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối ổn định.
Lợi nhuận ròng biên tăng từ năm 2008 lên năm 2009 và giảm đến năm 2010. Năm 2009 là 0.14, năm 2010 giảm còn 0.13. Tuy nhiên lợi nhuận ròng biên giảm với tốc độ chậm chứng tỏ công ty đang cố gắng nổ lực trong việc cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và lao động.
4. Phân tích khối
Tất cả các khoản mục trong CĐKT được chia cho tổng tài sản.
Ý nghĩa: Việc biểu diễn các khoản mục trong báo cáo tài chính theo tỷ lệ % trên tổng số giúp các nhà phân tích thấy được xu hướng thay đổi về mặt cấu trúc. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
A. Tổng tài sản 100% 100% 100%
I. Tài sản ngắn hạn 87% 89% 92%
Tiền và các khoản tương đương tiền 1% 3% 3%
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 2% 1% 1%
Hàng tồn kho 22% 20% 18%
Tài sản ngắn hạn khác 3% 2% 2%
II. Tài sản dài hạn 13% 11% 8%
Các khoản phải thu dài hạn 3% 2% 2%
Tài sản cố định 10% 9% 6%
Tài sản dài hạn khác 1% 0% 0%
B. Tổng nguồn vốn 100% 100% 100%
I. Nợ phải trả 57% 55% 55%
Nợ ngắn hạn 45% 54% 54%
Nợ dài hạn 12% 1% 1%
II. Vốn chủ sở hữu 43% 44% 44%
Vốn chủ sở hữu 41% 43% 44%
Nguồn kinh phí và quỹ khác 2% 1% 0%
Phân tích:
- Biến động của tài sản: +Tài sản ngắn hạn:
Qua bảng phân tích ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty năm 2009 tăng 2% so với năm 2008 nhưng tài sản dài hạn lại có khuynh hướng giảm 2% cho thấy công ty đang đầu tư vào hoạt động kinh doanh ngắn hạn để mở rộng quy mô tài sản dài hạn.
=>Qua quá trình phân tích đã thể hiện, trong năm 2010, tài sản ngắn hạn đã tăng lên. Như vậy, ta có thể thấy qua năm 2010, công ty đã mở rộng các khoản bán tín dụng để lôi kéo khách hàng, điều này công ty đã thành công khi doanh thu thuần của năm 2010 tăng lên so với năm 2008, đây là một điều rất cố gắng của công ty, vì trong năm 2010 đã có rất nhiều sự biến động về giá và chất lượng đối với các công ty kinh doanh lĩnh vực này.
+Tài sản dài hạn
Ngược lại tài sản ngắn hạn năm 2010 tăng 3% so với năm 2009 nhưng tài sản dài hạn lại giảm 3% cho thấy công vẫn tiếp tục đầu tư và hoạt động kinh doanh ngắn hạn để mở rộng quy mô tài sản ngắn hạn.
=>Qua phân tích ở trên, ta thấy chủ yếu là tài sản cố định của công ty thay đổi, năm 2009 giảm so với năm 2008 và năm 2010 giảm so với năm 2009, cơ sở vật chất của công ty đã được tăng cường, qui mô kinh doanh đã được mở rộng, điều này cũng chứng tỏ là là chi phí xây dựng cơ bản dở dang qua 2 năm đã tăng lên một cách mạnh mẽ. Trong khi đó công ty lại giảm đi các khoản phải thu dài hạn, vì thế công ty sẽ không bị chiếm dụng vốn lâu.
- Biến động của nguồn vốn:
Nguồn vốn công ty được hình thành chủ yếu từ vốn tự có của công ty. Nợ hiện tại của công ty chiếm trên 50% tổng nguồn vốn (Nợ phải trả năm 2008 chiếm 57% tổng nguồn vốn, năm 2009 nợ phải trả chiếm 55% tổng nguồn vốn, năm 2010 chiếm 55%). Nợ ngắn hạn tăng và dài hạn giảm dần qua các năm. Các khoản nợ
của công ty giảm qua các năm, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng qua các năm chứng tỏ công ty ngày càng phát triển ổn định.
5. Phân tích chỉ số
Các thông tin trên bảng năm gốc là 100% các khoản mục của các năm còn lại bằng giá trị % so với năm gốc.
Ý nghĩa: Việc phân tích báo cáo tài chính theo chỉ số giúp ta thấy được mọi sự thay đổi của công ty trong mọi thời gian.
Phân tích:
Trong cấu trúc tài sản chúng ta thấy TSNH tăng điều đó chứng tỏ khả năng chuyển hóa tiền mặt của công ty trong thời gian ngắn là rất dễ dàng.
Trong cấu trúc TSDH chúng ta lại thấy một dấu hiệu không khả quan đó chính là TSDH đang có xu hướng giảm dần điều này thể hiện sự chú trọng của công ty và đầu tư đổi mới tài sản ngắn hạn giúp cho cơ sở vật chất của công ty ngày càng tăng trưởng và qui mô hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng.
Qua phân tích thấy nguồn vốn có khuynh hướng tăng dần nguyên nhân có thể do đầu tư vào tài sản ngắn hạn nên công ty có khả năng thu hồi vốn nhanh chóng và trong tương lai thì nguồn vốn sẽ tăng lên.
Kết luận:
Chỉ tiêu 2008Năm 2009Năm Năm 2010
A. Tổng tài sản 100% 102% 110%
I. Tài sản ngắn hạn 100% 104% 116%
Tiền và các khoản tương đương tiền 100% 431% 499%
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 100% 51% 47%
Các khoản phải thu ngắn hạn 100% 109% 125%
Hàng tồn kho 100% 90% 89%
Tài sản ngắn hạn khác 100% 81% 81%
II. Tài sản dài hạn 100% 85% 69%
Các khoản phải thu dài hạn 100% 70% 69%
Tài sản cố định 100% 91% 74%
Tài sản dài hạn khác 100% 58% 23%
B. Tổng nguồn vốn 100% 102% 110%
I. Nợ phải trả 100% 99% 106%
Nợ ngắn hạn 100% 123% 133%
Nợ dài hạn 100% 9% 6%
II. Vốn chủ sở hữu 100% 105% 115%
Vốn chủ sở hữu 100% 106% 118%
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn phát triển về quy mô lẫn doanh số, đó không chỉ đơn thuần là những hoạt động kinh doanh mà còn cần phải có những phân tích tài chính đúng đắn để có thể đưa ra những quyết định chuẩn xác, hợp lý nhằm thúc đẩy các hoạt động của công ty. Qua việc phân tích tài chính của Công ty TNHH TÂN HƯNG MẠNH, ta thấy được tầm quan trọng của quản trị tài chính. Từ việc phân tích tài chính thì ta mới có thể đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý nguồn vốn, đồng thời tìm ra những khả năng tiềm tàng về vốn của công ty. Phân tích báo cáo tài chính cung cấp được nhiều thông tin bổ ích liên quan đến hoạt động và tình hình tài chính của công ty. Qua bài phân tích cho ta thấy được tình hình tài chính của công ty, khả năng thanh toán nợ của công ty. Từ đó công ty có thể đánh giá được hiểu quả, lợi nhuận mà mình đạt được. Bên cạnh đó công ty có thể đưa ra chính sách cải thiện hợp lý, khắc phục
những khó khăn và nâng cao lợi thế của công ty.
PHẦN 3: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY