- Giá phổ biến trên thị trường Giá của đối thủ cạnh tranh.
5. Đánh giá các hoạt động marketing hỗn hợp đối với sản phẩm Nước khoáng Aqua-Plus của Công ty TNHH Sana.
Nước khoáng Aqua-Plus của Công ty TNHH Sana.
Nhìn chung đối với một sản phẩm như Nước khoáng Aqua-Plus mới được đưa vào thị trường chưa đầy 5 năm mà đó có một vị trí, uy tín trên thị trường. Đó là một sự thành công lớn của Công ty Sana. Có được sự thành công đó do ban lãnh đạo Công ty đó có những chiến lược kinh doanh hơp lý, nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Đặc biệt công ty đó biết vận dụng lý thuyết maketing vào trong thực tiễn kinh doanh. Các chương trình và chiến lược từ chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối, đặc biệt là chính sách xúc
tiến hỗn hợp đến các kế hoạch marketing đều được Công ty xây dựng và tiến hành rất có hiệu quả. Tuy nhiên cũng cần xem xét lại một số vấn đề sau.
- Thứ nhất là về quảng cáo: Các hoạt động của hãng Nước khoáng
Aqua-Plus chỉ gắn liền với các hoạt động tài trợ cho các giải thể thao lớn, cho các sân quần vợt, bể bơi, khu du lịch. Ngoài ra hiện tại Aqua-Plus chưa có chương trình quảng cáo khác trên báo chí, phát thanh, và truyền hình.
- Thứ hai là về hoạt động xúc tiến bán: Hoạt động xúc tiến bán sản
phẩm nước khoáng Aqua-Plus quá dày đặc ở khu vực Hà nội, bình quân 1 tháng 1 lần và được kéo dài gần 2 tuần. Đối với các tỉnh lẻ thì 2 tháng có 2 lần khuyến mại. Do tần suất quá dày như vậy cho nên các công việc chuẩn bị cho chương trình khuyến mại luôn chồng chéo lên nhau. Mặt khác chương trình này không được thông báo cụ thể cho người tiêu dùng và đặc biệt nó không nghiên cứu xem tiến hành vào thời điểm nào thì có hiệu quả. Chính vì vậy mà luôn bị các đối thủ cạnh tranh đánh vào “mạng sườn”. Đã có một số lần Lavie tung chương trình xúc tiến bán vào đúng dịp Aqua-Plus đang “cháy” hàng, điều này đã làm cho Aqua-Plus mất một số thị phần thị trường của mình, ngoại trừ có một số trung thành với Aqua-Plus.
Mặt khác, các khâu quản lý trong hoạt động xúc tiến bán các khâu quản lý trong hoạt động xúc tiến bán chưa thực sự chặt chẽ. Vì trong thời gian khuyến mại các đại lý cấp II, cửa hàng bán lẻ và đặc biệt là người tiêu dùng thường được nhận ít hơn món quà, phần thưởng của nhà sản xuất mà lẽ ra họ được hưởng. Ngoài ra một số đại lý và cửa hàng đăng ký số lượng hàng hóa nhiều trong thời gian khuyến mại, để rồi sau đó tiêu thụ không hết,
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, gây ra sự lãng phí, ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến tình hình SXKD của Công ty.
- Thứ ba, mặc dù chi nhánh Hà nội có phòng marketing riêng nhưng
các chương trình và kế hoạch marketing được đưa ra phụ thuộc rất lớn vào quyết định của giám đốc Công ty. Vì vậy nên các quyết định đó đôi khi mang tính chủ quan của một người chứ không phải của một tập thể.
- Thứ tư, là ngân sách cho hoạt động truyền thông của nhà máy chỉ
được dựa vào số phần trăm trên doanh số bán dự kiến. Cơ sở cho việc lựa chọn này chính là mối quan hệ giữa doanh thu đạt được và lượng chi phí bỏ ra cho hoạt động xúc tiến bán. Công ty nhận thấy rằng khi đầu tư cho hoạt động xúc tiến thì doanh thu của Aqua-Plus tăng lên đáng kể. Còn phương pháp cân bằng cạnh tranh, phương pháp dựa vào mục tiêu- nhiệm vụ thì Aqua-Plus chưa xác định được.
CHƯƠNG III