3. Các thành tựu chủ yếu Bưu điện tỉnh Hà Giang đã đạt được
3.3. Đặc điểm về kỹ thuật truyền thông
3.3.1. Mạng viễn thông Việt Nam
Ở Việt Nam năm 2002 Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam là nhà khai thác có mạng Viễn thông lớn nhất, ngoài ra đã có một số các Công ty khai thác đã được
cấp phép tham gia kinh doanh trong lĩnh vực trong lĩnh vực Viễn thông như: Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính
Viễn thông Sài gòn (SPT), Công ty điện tử Viễn thông Quân đội (Vietel), Công ty thông tin Viễn thông điện lực
(ETC), một số công ty viễn thông trong nước khác.
3.3.1.1. Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPT)
Mạng viễn thông của VNPT năm 2002 bao gồm các cấp:
- Cấp Quốc tế bao gồm các tổng đài GATEWAY, các đường truyền dẫn quốc tế như: các trạm vệ tinh mặt đát,
các hệ thống cáp quang biển TVH, SE-ME-WE3, tuyến cáp quang CSC.
- Cấp quốc gia bao gồm cá tuyến truyền dẫn đường trục, các tổng đài chuyển tiếp quốc gia (liên tỉnh), mạng thông
tin di động, truyền số liệu.
- Cấp nội tỉnh bao gồm các tuyến truyền dẫn nội tỉnh, các tổng đài Hots và các tổng đài vệ tinh.
Mạng viễn thông số của VNPT hiện nay có ba điểm đặt tổng đài quốc tế là Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Chiều dài tuyến trục Bắc - Nam từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh xấp xỉ 1.800Km.
Chiều dài một cuộc nối từ thuê bao xa nhất đến tổng đài quốc tế gần nhất là khoảng 500km (ví dụ: Một cuộc gọi của thuê bao gồm biên giới thuộc Tỉnh Hà Giang đi quốc tế qua tổng đài cửa quốc tế ở Hà nội hoặc một cuộc
gọi của thuê bao xa ở Cà Mau đi quốc quốc tế qua tổng đài cửa quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh. Chiều dài của
một cuộc nối từ thuê bao xa nhất đến tổng đài quốc tế xa nhất là khoảng 2.300km (ví dụ: Một cuộc gọi của thuê bao gồm biên giới thuộc Tỉnh Hà Giang đi quốc tế qua tổng đài cửa quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc một
cuộc gọi của thuê bao xa ở Cà Mau đi quốc tế qua tổng đài cửa quốc tế ở Hà Nội).
Sơ đồ 3: Cấu trúc chung của mạng viễn thông Mạng Quốc tế Mạng Quốc gia Mạng cấp I Mạng cấp II Mạng cấp III
Việc đánh giá âm lượng cho mạng Viễn thông Việt Nam được đề nghị dựa trên cơ sở của cấu trúc mạng số từ
tổng đài quốc tế cho tới tổng đài nội hạt. Mạng Viễn thông Việt Nam đang trong quá trình số hoá và tiến tới là mạng IDN. Vì vậy việc áp dụng chỉ tiêu kế hoạch dài hạn
là cần thiết.
VNPT đã có kế hoạch phát triển mạng viễn thông theo xu hướng mạng thế hệ sau NGN.
3.3.1.2. Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT)
SPT là công ty cổ phần trong đó VNPT là cổ đông chiếm tỷ lệ phần trăm vốn khá lớn, SPT có kế hoạch triển
khai
- Phát triển mạng lưới dịch vụ mới VoIP. - Thông tin di động CDMA.
- Mạng thông tin cố định nam thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 3/2002, SPT đã được Tổng cục Bưu điện (DGPT) cấp giấy phép khai thác mạng điện thoại cố định.
3.3.1.3. Công ty thông tin Viễn thông Điện lực (ETC)
Công ty thông tin Viễn thông Điện lực (ETC) là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) có chức năng quản lý, vận hành, bảo dưỡng, khai thác, cải tạo, nâng cấp mạng và các hệ thống thiết bị thông tin Viễn thông điện lực phục vụ công tác điều hành
chỉ đạo sản xuất kinh doanh của ngành điện lực Việt Nam.
Tháng 01/2001 Công ty thông tin Viễn thông điện lực được chính phủ cấp giấy phép số 66/CP-CN cho phép kinh doanh các dịch vụ viễn thông công cộng trong nước và quốc tế.
3.3.1.4. Công ty điện tử Viễn thông Quân đội (Vietel)
Vietel là Công ty thuộc Bộ quốc phòng quản lý. mạng thông tin quốc phòng hiện nay do Bộ tư lệnh thông
tin thuộc Bộ quốc phòng quản lý, một phần của mạng thông tin này tham gia vào việc kinh doanh Viễn thông
do Vietel quản lý.
Vietel đã và đang triển khai các dịch vụ VoIP trong nước và quốc tế.
3.3.1.5. Một số công ty viễn thông trong nước khác
- Công ty thông tin điện tử Hàng Hải Việt Nam đang tiếp tục triển khai phát triển dịch vụ và mạng lưới hàng hải. - Ngành đường sắt có mạng thông tin đường sắt có nhiệm vụ phục vụ thông tin nội bộ ngành đường sắt do Ban quản lý điều hành.
3.3.2. Mạng viễn thông tỉnh Hà giang 3.3.2.1. Mạng chuyển mạch
Mạng chuyển mạch tỉnh Hà Giang tính đến hết kế hoạch phát triển 2001-2002 đã được trang bị với tổng số
suất 76% với 16 tổng đài trong đó có 01 trạm Host, 07 trạm vệ tinh và 08 tổng đài độc lập.
Biểu 1: Hiện trạng chuyển mạch Bưu điện Hà Giang năm 2003
TT Tên địa điểm lắp đặt Thiết bị Dung lượng
(số)
1 Bưu điện thị xã NEAXS -
61E
7.500
2 Bưu điện Bắc Quang RLU 1.356
3 Bưu điện Bắc Mê RLU 512
4 Bưu điện Vị Xuyên RLU 1.268
5 Bưu điện Đồng Văn NEAXS -
61XS
512
6 Bưu điện Yên Minh NEAXS -
61XS
512
7 Bưu điện Quản Bạ RLU 512
8 Bưu điện Mèo Vạc NEAXS -
61XS
1.024
9 Bưu điện Hoàng Su
Phì
NEAXS - 61XS
1.024
10 Bưu điện Xín Mần NEAXS -
61XS
11 Bưu điện Thanh Thuỷ RAX 184
12 Bưu cục Hùng An STAREX -
IMS
336
13 Bưu cục Tân Quang RAX 336
14 Bưu cục Phó Bảng RAX 184
15 Bưu cục Ngọc Đường RLU 1.024
16 Bưu cục Đồng Yên RAX 184
3.3.2.2. Mạng truyền dẫn
Mạng truyền dẫn Tỉnh Hà Giang chủ yếu dùng các thiết bị AWA, CTR-210, DM1000 từ trung tâm đi các
hướng và cáp sợi quang cho trạm Tù sán (Đồng Văn) đi trạm Mèo vạc do địa hình núi đá che chắn đường truyền kém và từ trạm cổng trời (Quản Bạ) đi Bưu điện
Quản Bạ.
3.3.2.3. Mạng ngoại vi, mạng phụ trợ
- Mạng ngoại vi (đường nối tới các thuê bao) là mạng trong nội thị xã và các trung tâm huyện, các Bưu cục, ki ốt, điểm Bưu điện văn hoá xã, các trung tâm thị tứ...
Phần lớn sử dụng cáp treo trên mạng, hệ thống cáp ngầm không đáng kể.
- Mạng phụ trợ (dùng trong dự phòng). Thiết bị dùng trong mạng là máy điện báo CODAN với mạng này
đảm bảo trong mọi tình huống khi sự cố xảy ra trên mạng.