Tình hình lao động

Một phần của tài liệu Chiến luợc của một số công ty.pdf (Trang 27)

Cơ cấu lao động của Việt Nam còn thể hiện sự lạc hậu khi mà tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm hơn 50%. Thêm vào đó đội ngũ lao động chưa qua đào tạo là phổ biến, phương thức đào tạo theo kiểu truyền nghề, cầm tay chỉ việc là chính, nên trình độ tay nghề thấp, tính đồng đều trong sản phẩm không cao. Thợ lành nghề bậc cao ít, thiếu qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng do đó thợ bậc cao lại càng thiếu và đội ngũ kế thừa ít.

Một đặc điểm của ngành sản xuất đồ gỗ là sử dụng nhiều lao động hơn các ngành nghề khác mà Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, cần cù và giá lao động rất rẻ. Việt Nam đang có ưu thế về lao động nghề gỗ và ưu thế này cũng đang được các nước láng giềng đưa vào kế hoạch thu hút qua việc nhập khẩu lao động. Ngay trong nước cũng đã có sự cạnh tranh lôi kéo công nhân có tay nghề gây hỗn loạn trong thị trường lao động. Việc này cần chấn chỉnh ngay.

Đội ngũ làm công tác thiết kế sản phẩm tuy có được đào tạo, song một là các trường chỉ đào tạo cơ bản, không chuyên sâu; thiếu sự kết hợp giữa đội ngũ thiết kế được đào tạo trong nhà trường với đội ngũ nghệ nhân. Các nghệ nhân về lĩnh vực sản xuất đồ mộc hầu như không được chú ý bồi dưỡng, tuyển chọn…

2.2.1.7 Tình hình thị trường:

Lâm sản nói chung và mặt hàng gỗ nói riêng là một trong những ngành hàng có lợi thế so sánh trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Hơn nữa, thị trường thế giới các mặt hàng lâm sản kể cả gỗ vẫn tiếp tục tăng trưởng và phát triển càng tạo thêm cơ hội thuận lợi cho xuất khẩu lâm sản nói chung và sản phẩm gỗ nói riêng. Trong những năm qua, sản phẩm gỗ và lâm sản của nước ta

đã có mặt ở thị trường các nước như Nhật, Mỹ, Anh, Pháp, CHLB Đức, Đan Mạch, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Ôxtralia,…

Mỹ, EU và Nhật Bản là ba thị trường tiềm năng mà hiện tại thị phần của sản phẩm gỗ Việt Nam còn quá khiêm tốn: chỉ chiếm 0,2% kim ngạch nhập khẩu của EU, 0,86% của Mỹ và 7,3% của Nhật Bản. Nhìn ở tầm trung và dài hạn, đồ gỗ xuất khẩu nước ta triển vọng phát triển nhanh và ổn định, giới hạn an toàn phát triển thị trường còn rất rộng (xấp xỉ 20% thị phần mới bị các nước nhập khẩu dè chừng).

Trong những năm 2000-2002, với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt trên 400 triệu USD/năm, sản phẩm gỗ đã trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đóng góp khoảng 2,5-3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Như vậy có thể nói sản phẩm lâm sản xuất khẩu của Việt Nam có được những cơ hội thị trường thuận lợi cả ở trong nước và nước ngoài, bởi nhu cầu sản phẩm rừng vẫn tăng với tốc độ khá nhanh trên thị trường thế giới và thị trường nội địa. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực, việc phát triển thị trường cho ngành lâm nghiệp của Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức rất lớn, đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt không những đối với sản phẩm xuất khẩu mà còn đối với sản phẩm tiêu thụ nội địa.

2.2.1.8 Các đối thủ cạnh tranh:

Bảng 2.1: Tỷ trọng các loại hình doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam năm 2003

Các loại hình doanh nghiệp Số lượng Tỷ trọng

Doanh nghiệp nhà nước thuộc các tỉnh, thành phố quản lý 250 20.8%

Doanh ngiệp ngoài quốc doanh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần)

786 65.5%

Doanh nghiệp nhà nước thuộc các bộ, ngành quản lý 124 10.3%

Doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài 40 3,3%

Nguồn: Trích từ tạp chí Kinh tế và Dự báo số 9/2003

Đến nay, công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản nước ta đã phát triển thành một mạng lưới toàn quốc, nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế tham gia, bao

gồm trên trên 1200 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) được phân bố trên cả nước, với tổng công suất chế biến khoảng 2 triệu m3 gỗ qui tròn/năm.

2.2.1.9 Nhà cung cấp:

ScanCom thuộc nhóm các công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm gỗ ngoài trời, chủ yếu sử dụng gỗ nhập khẩu và có một phần là gỗ rừng trồng trong nước.

Nhìn từ thực tế, ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam trong những năm qua đã có những bước tiến đáng kể, song vẫn sử dụng nguồn nguyên liệu rừng tự nhiên là chính. Dù đạt mục tiêu phát triển, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm đồ gỗ nhưng lại mâu thuẫn giữa thương mại và môi trường trong việc khai thác gỗ rừng, chế biến gỗ xuất khẩu. Sự mâu thuẫn này đã hạn chế ngành nghề chế biến, khai thác gỗ rừng phát triển, các doanh nghiệp buộc phải tìm cho mình thị trường nhập khẩu từ bên ngoài cũng như nguồn gỗ trồng trong nước. Tuy Chính phủ cũng đã có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ, bằng việc bãi bỏ giấy phép nhập khẩu gỗ, hạ mức thuế nhập gỗ xuống 0%. Chính sách này đã làm giảm được lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên trong nước xuống rõ rệt, nhưng nhiều doanh nghiệp đã thực sự gặp khó khăn trong việc thiếu hụt nguyên liệu do không tìm được nguồn nguyên liệu nhập khẩu, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh…Trong bối cảnh này, vấn đề phát triển nguồn nguyên liệu gỗ trong nước đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Hiện nay, ngành gỗ xuất khẩu của ta phụ thuộc tới 95% vào nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Mỗi năm ta phải nhập từ 200-250 triệu USD gỗ nguyên liệu. Đáng nói là tình trạng nhập nguyên liệu gỗ của các doanh nghiệp quá phân tán và từ rất nhiều nguồn. Theo Bộ Thương mại chỉ nhập 59,5 triệu USD gỗ nguyên liệu từ Malaixia mà có tới 55 doanh nghiệp tham gia; nhập 28,4 triệu USD gỗ từ Lào mà tới 73 nhà nhập khẩu; từ Indonexia có 45 nhà nhập khẩu và 52 nhà nhập khẩu từ Mỹ. Quá nhiều doanh nghiệp cùng nhập gỗ, nguyên liệu trên một thị trường đương nhiên sẽ khiến cho giá nhập tăng lên.

Bên cạnh nguồn cung cấp nguyên liệu chính là gỗ, ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất các loại dầu, phụ kiện, bao bì,..cho chế biến sản phẩm cuối cùng là gỗ phát triển mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

2.2.1.10 Sản phẩm thay thế:

Hiện nay nhu cầu về sản phẩm gỗ ngoài trời vẫn đang là thị hiếu của các nước châu Âu, song ở thị trường Mỹ và cũng có thể là thị trường châu Âu trong vài năm tới, người ta sẽ có khuynh hướng chuyển sang dùng bàn ghế bằng gỗ kết hợp với các vật liệu khác như kim loại, dây petan, kính,…và bàn ghế bằng nhựa. Khuynh hướng này có thể xảy ra vì các lý do sau:

-Nhu cầu về bàn ghế gỗ bão hòa và thị hiếu thay đổi.

-Vấn đề môi trường ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm và đã trở thành mối quan tâm cấp bách của toàn thế giới. Trong khi đó nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên ngày càng hạn hẹp mà nguyên liệu rừng trồng không đủ để đáp ứng. Điều này ắt hẳn sẽ dẫn đến việc phải nghĩ ra những sản phẩm thay thế.

Vì vậy cần phải có chiến lược về lâu dài, khi mà sản phẩm gỗ không còn được ưa chuộng như hiện nay.

2.2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của ScanCom Việt Nam:

Dựa trên tầm quan trọng của mỗi yếu tố đối với sự thành công trong ngành kinh doanh sản phẩm gỗ để đánh giá mức độ quan trọng của mỗi yếu tố và dựa trên cách thức mà công ty phản ứng lại với các yếu tố này để phân loại từng yếu tố để lập ma trận EFE như bảng 2.2

Nhận xét: Bảng 2.2 cho thấy số điểm quan trọng tổng cộng là 2.98 (so với mức trung bình 2.5) chứng tỏ khả năng phản ứng của ScanCom Việt Nam ở mức trên trung bình đối với các cơ hội và đe dọa từ môi trường bên ngoài. Thêm vào đó, các yếu tố như môi trường cạnh tranh cao, chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu cao, nguồn cung cấp nguyên liệu (gỗ) ngày càng khan hiếm, thiếu các chuyên gia Việt Nam trong lĩnh vực chế biến gỗ là những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến sự thành công của ScanCom Việt Nam. Tuy nhiên mức phản ứng hiện tại của ScanCom Vietnam đối với các yếu tố này còn ở mức thấp. Vì vậy chiến lược phát triển cần phải nâng cao phản ứng của ScanCom Vietnam đối với các yếu tố trên.

Bảng 2.2: Ma trận đánh giá môi trường bên ngoài của công ty ScanCom

TT Các yếu tố bên ngoài

Mức độ quan trọng của các yếu tố Phân loại Số điểm quan trọng

1 Tiềm năng thị trường lớn 0.10 4 0.40

2 Nhu cầu sử dụng bàn ghế bằng gỗ đang

có xu hướng phát triển 0.06 3 0.18

3

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài 0.04 4 0.16

4 Chủ trương khuyến khích đầu tư vào các

tỉnh thành có nhiều lao động nhàn rỗi 0.08 4 0.32 5 Chính sách ưu đãi của nhà nước cho

ngành chế biến và XK sản phẩm gỗ 0.08 4 0.32 6 Hệ thống thông tin liên lạc ngày càng

phát triển 0.05 3 0.15

7 Thị trường lao động dồi dào, nhân lực rẻ 0.10 4 0.40

8 Môi trường cạnh tranh cao 0.15 2 0.30

9 Thiếu chuyên gia Việt Nam trong lĩnh

vực chế biến gỗ 0.04 2 0.08

10 Nguồn cung cấp nguyên liệu ngày càng

khan hiếm 0.12 2 0.24

11 Chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu cao 0.10 2 0.2 12

Công nghệ bao bì và các công ty marketing chuyên nghiệp trong nước

phát triển mạnh 0.08 3 0.24

Tổng cộng 1.00 2.94

Nguồn: Tác giả tự tính

2.2 MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH:

Chọn 2 công ty tiêu biểu cùng lĩnh vực hoạt động và đánh giá xếp hạng cho mỗi công ty dựa trên từng tiêu chí như sau:

Bảng 2.3: Ma trận hình ảnh cạnh tranh SCANCOM HOÀNG ANH GIA LAI SCANVIWOOD TT Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng 1 Phân khúc thị trường 0.12 3 0.36 3 0.36 2 0.24 2 Định vị sản phẩm 0.14 4 0.56 3 0.42 3 0.42

3 Hiệu quả của Marketing 0.07 4 0.28 3 0.21 2 0.14

4 Khả năng tài chính 0.12 4 0.48 2 0.24 3 0.36

5

Khả năng cạnh tranh về

giá 0.2 2 0.4 3 0.6 3 0.6

6 Mạng lưới phân phối 0.14 3 0.42 3 0.42 3 0.42 7 Sự linh hoạt của tổ chức 0.08 3 0.24 3 0.24 2 0.16 8 Hệ thống quản lý chuyên nghiệp 0.08 4 0.32 2 0.16 3 0.24 9 Lợi thế hiểu rõ bản xứ 0.05 2 0.1 4 0.2 4 0.2 Tổng số 1 3.16 2.85 2.78 Nguồn: Tác giả tự tính

Nhận xét: Qua phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh chúng ta có thể thấy ScanCom vẫn chiếm vị trí đầu, tiếp theo sau là Hoàng Anh Gia Lai và Scanviwood. Hoàng Anh Gia Lai có tổng số điểm quan trọng xấp xỉ ScanCom là 2.97 trong thời điểm hiện tại và là đối thủ đáng lo ngại. Những điểm mạnh của Hoàng Anh Gia Lai vượt trội hơn ScanCom đó là doanh nghiệp Việt Nam nên họ rất hiểu phong tục tập quán bản xứ, hiểu rõ thói quen trong kinh doanh, và có hệ thống quản lý gọn nhẹ, chi phí quản lý thấp vì vậy mà khả năng cạnh tranh về giá cao. ScanCom tuy có hệ thống quản lý rất chuyên nghiệp song cồng kềnh, thuê nhiều chuyên gia nước ngoài dẫn đến chi phí quản lý cao, lại ít hiểu rõ về tập quán kinh doanh ở Việt Nam. Vì vậy trong chiến lược của ScanCom cần hướng đến hạn chế những điểm yếu này.

2.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ CỦA CÔNG TY SCANCOM VIỆT NAM: SCANCOM VIỆT NAM:

2.3.1 Tình hình sản xuất kinh doanh:

Trong 2 năm gần đây, tốc độ gia tăng doanh số của công ty ScanCom Việt Nam đạt mức xấp xỉ 130%/năm.

Bảng 2.4: Bảng tổng kết doanh số của công ty ScanCom VN năm 2002-2003

Năm 2002 Năm 2003 Mặt hàng Số lượng cont 40’ Tỷ trọng Số lượng cont 40’ Tỷ trọng Tỷ lệ tăng Bàn ghế gỗ 2340 72% 2646 63% 1.13 Bàn ghế gỗ kết hợp vật liệu khác 487 15% 844 20% 1.73 Nệm ghế, dù 326 10% 422 10% 1.29 Mây tre lá, gốm sứ mỹ nghệ 98 3% 294 7% 3 Tổng cộng 3251 100% 4206 100% 1.29

Nguồn: Công ty ScanCom năm 2003

Doanh thu năm 2003 thực hiện được 96,4 triệu USD đạt 120,5% kế hoạch (kế hoạch của năm 2003 là 80 triệu USD) và bằng 136,35% so với cùng kỳ (năm 2002 doanh thu đạt được 70.7 triệu USD).

Trong năm 2003, công ty đã mở rộng xưởng làm bàn ghế gỗ kết hợp kim loại, xây dựng mới thêm một xưởng làm bàn ghế gỗ và ký hợp đồng gia công với hơn 30 nhà thầu phụ trong nước.

2.3.2 Phân tích các yếu tố chủ yếu của môi trường nội bộ:

2.3.2.1 Marketing: *Chiến lược sản phẩm: *Chiến lược sản phẩm:

Công ty có phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm luôn nghiên cứu và thiết kế sản phẩm với mẫu mã mới. Hàng năm, công ty tham gia các hội chợ triển lãm ở Đức, Mỹ, Anh để giới thiệu với khách hàng nước ngoài các mẫu mã mới. Sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng về chủng loại và chất liệu:

- Mặt hàng bàn ghế gỗ ngoài trời: Có rất nhiều mẫu mã, chủng loại gỗ như Chò, Xoan đào, Khuynh diệp, Teak, Mora, Greenheart, Dầu… - Mặt hàng bàn ghế bằng gỗ kết hợp vật liệu khác như sắt, nhôm, dây

nhựa tổng hợp…

- Các loại nệm, dù đi kèm với bàn ghế

Đối với những khách hàng lớn ScanCom ký hợp đồng bán sản phẩm độc quyền vềø mẫu mã. Những tiêu chí kỹ thuật luôn được xem xét để đảm bảo về chất lượng sản phẩm. Tất cả các yêu cầu đặc biệt của khách hàng luôn được cập nhật trên bản vẽ trước khi đưa vào sản xuất đồng bộ.

Hiện tại ScanCom đang lên dự án phát triển thêm mặt hàng bàn ghế nhựa và salon trong nhà, kế hoạch sẽ đầu tư thêm 2 nhà xưởng sản xuất từ năm 2005 đến 2008.

*Chiến lược giá:

Các đơn hàng của ScanCom chủ yếu được chào bán với giá FOB. Giá bán được xây dựng linh hoạt cho từng nhóm khách hàng trong khung giá từ 160% đến 180% trên giá thành sản phẩm hoặc giá mua ký với các nhà thầu phụ.

*Hoạt động phân phối:

Khách hàng của ScanCom là các đại lý và cửa hàng lớn ở các nước, không phải là khách hàng bán lẻ. Vì vậy Scan Com có văn phòng đại diện và hệ thống đại lý ở các thị trường lớn như: Đan Mạch, Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Hà Lan.

Giao dịch của khách hàng có thể thông qua hệ thống đại lý hoặc liên lạc thẳng với khách hàng.

Bảng 2.5 : Hệ thống các đại lý của công ty ScanCom

Tên văn phòng đại diện/đại lý Nhóm khách hàng do đại lý phụ trách

ScanCom Denmark Đan Mạch, Bỉ, Bồ Đào Nha

ScanCom Deutschland Đức

ScanCom do Brasil Ltd. Các nước Nam Mỹ

ScanCom UK Ltd. Anh

ScanCom North America Các nước Bắc Mỹ, Canada

ScanCom Nordic Na Uy, Phần Lan

Plicosa France Pháp

Plicosa Spain Tây Ban Nha

MGB Hong Kong Hệ thống khách hàng ở nhiều nước

Story N.V Hà Lan, Bỉ

*Dịch vụ sau bán hàng:

Sản phẩm của ScanCom được bảo hành trong thời gian 12 tháng. Nếu hàng hóa ở nơi đến có sự cố về kỹ thuật hoặc chất lượng nhân viên tại các đại lý của ScanCom đóng tại các nước sẽ đến xem xét và giải quyết thỏa đáng. Một trong những cách giải quyết là thuê công nhân tại nước đó khắc phục nếu được hoặc hoàn trả tiền hàng và bồi thường thiệt hại trong kinh doanh cho khách hàng

Một phần của tài liệu Chiến luợc của một số công ty.pdf (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)