Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương (Trang 78 - 85)

Ngân hàng Công thương Việt Nam là ngân hàng mẹ của IBS. Ngay từ khi hình thành, IBS đã chịu sự chi phối của ngân hàng me, từ nguồn nhân lực thực hiện đến quá trình hoạt động. Đây là một lợi thế nhưng cũng là một bất lợi đối với IBS. Một khi ngân hàng mẹ can thiệp quá sâu vào các hoạt động của công ty sẽ khiến công ty mất đi tính tự chủ, sẽ ỷ lại, không

Do đó, ngân hàng Công thương nên nâng cao năng lực tài chính. Ngân hàng mạnh sẽ kéo theo sự phát triển vững mạnh của IBS. Mặt khác, ngân hàng nên có các chính sách phù hợp vừa kích thích IBS phát triển, vừa hạn chế rủi ro cho IBS.

Đặc biệt đối với hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp, để thu hút và giữ chân khách hàng, ngân hàng Công thương nên tăng cường các dịch vụ đối với khách hàng của IBS; như: nới lỏng vay vốn đối với những khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp của IBS; giới thiệu thêm các tổ chức tín dụng khác cho khách hàng; nâng cao khả năng thanh toán;...

Kết luận chương 3

Tóm lại, trong chương 3, chuyên đề đã đưa ra các giải pháp cho công ty chứng khoán Công thường nói riêng và các kiến nghị đối với các bộ, ngành, cơ quan chức năng nói chung, nhằm phát triển hoạt động tư vấn Tài chính doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các ý kiến của chuyên đề căn cứ diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam, và thực trạng hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại IBS, đã chỉ ra phương hướng khắc phục những hạn chế của IBS. Qua đó, chuyên đề hy vọng đóng góp được một phần nhỏ vào sự phát triển bền vững của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của công ty chứng khoán Công thương.

KẾT LUẬN

Hoạt động tư vấn Tài chính doanh nghiệp hiện nay là hoạt động được các công ty chứng khoán nói chung và IBS nói riêng rất quan tâm phát triển. Đây là nghiệp vụ không liên quan nhiều đến các loại chứng khoán có trên thị trường nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn hàng mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Hơn thế, hoạt động này sẽ mang lại doanh thu cho công ty chứng khoán, tạo hình ảnh cho công ty và tạo tiền đề cho các hoạt động khác của Công ty chứng khoán phát triển. IBS đang rất nỗ lực đưa hoạt động này đến khách hàng một cách tốt nhất.

IBS hiện đang trở thành một trong số những Công ty chứng khoán thu hút sự quan tâm của nhiều công chúng. Với lợi thế đó, IBS có được những điều kiện thuận lợi trong việc triển khai những nghiệp vụ liên quan đến chứng khoán như: Môi giới, Tự doanh... Nhưng trên thực tế, cũng phải công nhận rằng IBS chưa tham gia một cách tích cực, doanh thu đóng góp vào thị trường chưa cao. Có nhiều nguyên nhân chi phối nhưng quan trọng nhất vẫn là quy mô của công ty còn nhỏ và thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao. Cuối cùng, dựa trên những điều kiện hiện tại của IBS và những điều kiện pháp lý hiện hành, chuyên đề cũng nêu ra một vài giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động của IBS trên thị trường chứng khoán. Tóm lại, chuyên đề nghiên cứu, phân tích về tất cả những điều kiện chủ quan, khách quan, những mặt đạt được và hạn chế của IBS. Đây chỉ là những ý kiến dưới cái nhìn chủ quan của em, đặc biệt là đối với một vấn đề rất phức tạp, chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, nhưng hy vọng sẽ đóng góp được một phần nào đó trong chiến lược phát triển của IBS.

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU ... ... ... 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QU AN VỀ HOẠT ĐỘN G TƯ VẤN TÀI CHÍN H DOAN H NGHIỆP CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN... 3

1.1. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN... ... 3

1.1.1. Quá trình hình thà nh và phát triển ... 3

1.1.2. Khái niệm và chức năng của công ty chứng khoán.... 4

1.1.3. Vai trò của công ty chứng khoán. ... 5

1.1.4. Các hoạt động chủ yếu của công ty chứng khoán... 6

1.2. HOẠT Đ ỘNG T VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN... 13

1.2.1. Khái niệm chung... ... 13

1.2.2. Vai trò của hoạt động t ư vấn tài chính doanh nghiệp ... ... ... 18

1.2.3. Quy trình thực hiện ... ... 19

1.2.4. Điều kiện để phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp ... ... 30

Kế t luận chươ ng 1... ... 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍN H DOAN H NGHIỆP TẠI CÔNG TY C HỨNG KHOÁN NG ÂN HÀNG CÔN G THƯƠNG VI ỆT NAM... 33

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔ NG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠ NG VIỆT NAM ... 33

2.2. CƠ SỞ TR IỂN KHAI HO ẠT ĐỘNG T Ư VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CÔNG THƯƠNG... ... 40

2.2.1. Cơ sở pháp lý ... 40

2.2. Nhu cầu của thị trườ ng... ... 41

2.2.3. Năng lực của công ty chứng khoán công thươ ng... 42

2.3. THỰC TR ẠNG HO ẠT ĐỘNG T Ư VẤN TÀI C HÍNH DOAN H NGHIỆP TẠI CÔNG TY C HỨNG KHOÁN C ÔNG THƯƠNG ... ... 43

2.3.1. Tư vấn trọn gói... ... 43

2.3.2.Thực hiện t ư vấn niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán cho công ty cổ phần. ... . 56

2.4. ĐÁNH GIÁ ... ... 59

2.4.1. Những mặt đạt đ ược... ... 59

2.4.2. Hạn chế... ... 61

2.4.3. Nguyên nhân... ... 62

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DO ANH NG HIỆP TẠI CÔNG TY CHỨNGKHOÁN

NG ÂN HÀNG CÔN G THƯƠNG ... ... 64

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ CỦ A CÔNG TY C HỨNG KHOÁN CÔNG THƯƠNG GIAI ĐO ẠN 2006 - 2010. ... 64

3.1.1. Đ ịnh hướ ng phát triển chung c ủa thị trườ ng chứng khoán Việt Na m. ... ... 64

3.1.2. Định hướ ng phát triển của công ty chứng khoán C ông thươ ng trong tươ ng lai... ... 66

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TR IỂN HOẠT ĐỘN G TƯ V ẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY C HỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG. ... ... 66

3.2.1. Xây dựng quy trình hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp... ... ... 67

3.2.2. Tập trung đào tạ o và phát triển nguồn nhân lực... 70

3.2.3. Nâng cao chấ t lượ ng dịc h vụ... 72

3.2.4. Nâng cao năng lực tài chính ... . 73

3.2.5. Hoàn thiện chiến lược khác h hàng ... 73

3.2.6. Tăng c ườ ng các dịc h vụ hỗ trợ sau t ư vấ n... 74

3.2.7. Phát triển hoạt động Marketing về hình ảnh và hiệu quả hoạt động của công ty... ... 74

3.2.8. Phối hợp chặt chẽ các hoạt động c ủa công ty ... 75

3.3. MỘT SỐ KIẾN NG HỊ... ... 75

3.3.1. Kiến nghị vớ i Chính phủ và các bộ liên quan ... 75

3.3.2. Kiến nghị vớ i Uỷ ban chứng khoán Nhà nước ... 77

3.3.3. Đối với các trung tâ m giao dịc h... 78

3.3.4. Kiến nghị đối vớ i Ngân hàng Công thươ ng Việt Nam ... ... ... 78

Kế t luận chươ ng 3... ... 79

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thày cô đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức cần thiết cho việc học tập, nghiên cứu và hướng dẫn chúng em hoàn thiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

Em xin cảm ơn các anh chị công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương đặc biệt các anh chị ở phòng Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp đã chỉ bảo cho em những kinh nghiệm thực tế, giúp đỡ em về mặt tư liệu để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề.

Danh mục những từ viết tắt

CTCK: Công ty chứng khoán TTCK: Thị trường chứng khoán

UBCKNN: Uỷ ban chứng khoán Nhà nước DN: Doanh nghiệp

IBS: Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam SRC: Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh của IBS

2. Các Thông tư, Nghị định hướng dẫn về chứng khoán và pháp luật chứng khoán.

3. Các Thông tư, Nghị định hướng dẫn về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty Cổ phần.

4. Đề tài cấp cơ sở số hiệu UB.03.04; CS.02.07 – UBCKNN 5. Giáo trình Thị trường chứng khoán, đại học Kinh tế quốc dân

6. Giáo trình Thị trường chứng khoán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước 7. Luận văn số hiệu: 43-224-TCNH; 43-208-TCNH

8. Phương án cổ phần hoá công ty Cao su Sao Vàng, phòng Tư vấn Tài chính doanh nghiệp, công ty chứng khoán Công thương

9. Quy trình đăng ký giao dịch chứng khoán của Hacinco tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, phòng Tư vấn tài chính doanh nghiệp, công ty chứng khoán Công thương

10. Tài liệu nghiệp vụ của phòng Tư vấn Tài chính doanh nghiệp, công ty chứng khoán Công thương.

11. Tạp chí chứng khoán Việt Nam số: 1+2/2005; 12/2005;11/2004; 07/2005

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)