III. Hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh
4. Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác quản lý chi phí sản xuất
- Tiêu chuẩn định mức chi phí sản xuất kinh doanh hợp lý, hợp lệ. Đây là căn cứ tương đối quan trọng để Công ty tiến hành công tác quản lý chi phí.
- Căn cứ vào đặc điểm, tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh quy mô sản xuất kinh doanh của công ty để từ đó quyết định tổng chi phí cần phải đạt tới trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh đầu năm, đến cuối năm công ty tiến hành đánh giá chất lượng hiệu quả công tác quản lý chi phí để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, những mặt mạnh và tồn tại, qua dó xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm kế hoạch.
Việc đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác quản lý chi phí thông qua các chỉ tiêu cơ bản về chi phí sản xuất kinh doanh.
5.Thực trạng công tác hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty
Trong cơ chế thị trường hiện nay các DN phải cạnh tranh gay gắt cả về chất lượng và giá cả để tồn tại và phát triển thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phải có hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, phải lấy thu nhập bù đắp chi phí và có lợi nhuận trong điều kiện giá bán trên thị trường chịu tác động của quy luật cung cầu. Cho nên bất cứ DN nào cũng phải quan tâm đến chi phí và giá thành. Đó là những chỉ tiêu phản ánh trình độ kỹ thuật sản xuất, trình dộ tổ chức sản xuất, lao động, vật tư, tiền vốn của DN.
dụng nhiều biện pháp thiết thực, hữu hiệu hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh được khai thác triệt để.
- Biện pháp 1:
Công ty đã không ngừng nghiên cứu, mở rộng thị trường. Mở rộng quy mô sản xuất nâng cao chát lượng, đa dạng hóa sản phẩm. Yếu tố chất lượng sản phẩm được đưa lên hàng đầu, ngoài việc tôn trọng quy trình công nghệ trong sản xuất sản phẩm, trước khi xuất xưởng còn được kiểm tra nghiêm ngặt với nề nếp kiểm tra đã được xây dựng và thực hiện nhiều năm. Đặc biệt trong năm đã nghiên cứu và cho ra đời rất nhiều sản phẩm mẫu mã mới. Sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, giành được sự tín nhiệm của người tiêu dùng về thị hiếu, giá cả, và đặc biệt là chất lượng sản phẩm.
- Biện pháp 2: Bên cạnh việc duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh hiện có, chuyển hướng sang thời kỳ "trọng tâm hoạt động là phát triển". Dự kiến khả năng có thể đạt được về kết quả sản xuất kinh doanh chính, ngoài việc tận dụng để sử dụng các nguồn tài chính trong sản xuất kinh doanh, huy động tối đa nguồn vốn tự bổ sung, còn huy động thêm nguồn vốn nhàn rỗi trong cán bộ công nhân viên với mục đích tạo điều kiện để công ty đầu tư, phát triển, mở rộng sản xuất và tăng thêm nguồn thu nhập hợp pháp cho công nhân viên chức cải thiện đời sống.
sản xuất (nhiều phân xưởng), quy trình sản xuất vừa nối tiếp vừa song song. Công ty đã không ngừng cải tiến đổi mới quy trình công nghệ trang bị máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Biện pháp 4:
Định mức tiêu hao là một vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết dịnh đến chi phí nguyên vật liệu (một đơn vị sản phẩm). Công ty đã tham khảo các chỉ tiêu định mức của các DN tiên tiến trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó giảm định mức tiêu hao vật tư nhiên liệu trên các dây chuyền lắp ghép. Qua đó giảm chi phí sản xuất.
- Biện pháp 5:
Công ty áp dụng hai hình thức trả lương: trả lương theo sản phẩm áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất tạo động lực tăng năng suất lao động.
KINH DOANH CỦA CÔNG TY BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG RẠNG ĐÔNG
1. Những mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh ở công ty.