CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI MSB THANH XUÂN
2.3.2. Những tồn tại trong việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại MSB Thanh Xuân
tế tại MSB Thanh Xuân
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân còn có những mặt tồn tại sau:
Thứ nhất: Là một trong những nội dung phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế tuy nhiên sự phối hợp giữa các phòng ban nhằm đạt được sự phát triển đồng bộ và hiệu quả chưa thực sự nhuần nhuyễn. Diển hình là công tác kinh doanh ngoại hối. Kinh doanh ngoại hối là một hoạt động bổ trợ quan trọng cho hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy vậy, doanh thu từ hoạt động này của MSB Thanh Xuân trong 2 năm gần đây có sự sụt giảm đáng kể. 1 phần nguyên nhân là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Bảng 2.5: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Thu từ kinh
doanh ngoại tệ 18.8 391.08 -1,275.2 -4,282.3
Nguồn: báo cáo tài chính MSB Thanh Xuân
Thứ hai: Các phương thức thanh toán quốc tế chưa đa dạng. Hiện nay MSB Thanh Xuân mới chỉ cung cấp 3 loại hình thanh toán quốc tế chủ yếu là chuyển tiền, nhờ thu, và thư tín dụng. Đặc biệt trong hình thức thu tín dụng, hoạt động thanh toán quốc tế của MSB Thanh Xuân mới chỉ áp dụng cho thư tín dụng trả ngay hoặc trả chậm chứ chưa áp dụng một số L/C khác như L/C điều khoản đỏ, L/C giáp lưng…do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng ngân hàng chưa thực sự thành thạo với những loại hình L/C đặc biệt này. Việc đa dạng hóa các loại hình thanh toán là vô cùng quan trọng bởi nó mang lại
cho khách hàng thêm nhiều sự lựa chọn và nhiều tiện ích khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác nhau của chi nhánh.
Thứ ba: hoạt động marketing chưa làm nổi bật những lợi ích từ hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Marketing là một trong những hoạt động hàng đầu của ngân hàng, đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển của ngân hàng. Hoạt động marketing được tổ chức tốt sẽ mang lại hiệu quả cho việc kinh doanh cũng như mang lại vị thế, hình ảnh của ngân hàng đến người tiêu dùng. Trong những năm gần đây, MSB Thanh Xuân cũng như các chi nhánh khác trong toàn ngân hàng đã có những chiến lược marketing, quảng bá thương hiệu sản phẩm một cách rộng rãi, tiếp cận tới các bộ phận dân cư. Tuy nhiên hoạt động marketing của MSB nói chung và MSB Thanh Xuân nói riêng vẫn chỉ mang tính quảng bá chung chung về cả ngân hàng, chưa có điểm nhấn tạo tính riêng biệt cho hoạt động TTQT. Mặc dù hiện nay chi nhánh đã đưa vào áp dụng hai phương thức thanh toán mới là money gram và thẻ thanh toán quốc tế song hai phương thức này vẫn chưa được quảng bá rộng rãi đến khách hàng nên hầu như khách hàng vẫn chỉ biết đến dịch vụ thanh toán này thông qua những ngân hàng lớn như ngân hàng ngoại thương.
Thứ tư: tỷ trọng giữa thanh toán nhập khẩu và xuất khẩu còn ở mức chênh lệch cao. Như đã phân tích ở trên, doanh số từ thanh toán nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn, lấn át hơn cả so với thanh toán xuất khẩu. Đây là một nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn ngoại tệ. Do vậy, việc cân đối giữa thanh toán nhập khẩu và xuất khẩu là một nhiệm vụ cần thiết mà ban lãnh đạo chi nhánh cần phải giải quyết trong thời gian tới.
Thứ năm: đối tượng khách hàng thanh toán còn hạn chế. Cho tới nay, hầu hết khách hàng của chi nhánh đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, và chủ yếu là các doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng thân thiết với ngân hàng. Do vậy, doanh số của từng bộ hồ sơ còn hạn chế. Những khách hàng là các
doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp quốc doanh vẫn là mục tiêu đối tượng cần hướng tới trong giai đoạn 2010 – 2015. Vì thế, trong tương lai, chi nhánh cần có những biện pháp tích cực thu hút những khách hàng là những tổng công ty lớn và các doanh nghiệp quốc doanh.