II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới việc ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
3. Đặc điểm về lao động của Công ty.
* Đặc điểm cơ cấu lao động của Công ty.
Một điều đáng lưu ý là sản phẩm của Công ty mang tính thời vụ nhưng hiện tạo kinh doanh của Công ty lại tương đối ổn định vì sản xuất của Công ty còn ít, sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó, vào mùa đông lại đúng là mùa cưới nên doanh số bán ra không bị giảm mạnh. Vì vậy lao động của Công ty biến động rất nhỏ. Tuy nhiên, Công ty cần lưu ý khi sản xuất với quy mô lớn đủ để ảnh hưởng đến lượng khách hàng nhất định thì đặc điểm lao động của Công ty lục này lại mang tính thời vụ.
1998 1999 2000STĐ % STĐ % STĐ % STĐ % STĐ % STĐ % Tổng số lao động 695 100 672 100 671 100 1. Đại học 72 10,4 70 10,4 84 12,5 2. Trung cấp 30 4,32 30 4,46 45 6,71 3. Phổ thông 593 85,3 572 85,1 542 80,8 Qua biểu trên ta thấy, tỉ lệ cán bộ công nhân có trình độ đại học năm 2000 chiếm 12,5% tỉ lệ này tương đối thấp. Trong khi đó số cán bộ công nhân viên có trình độ phổ thông lại chiếm tỉ lệ rất cao chiếm khoảng trên 80%. Để đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ trong những năm tới thì Công ty cần phải có kế hoạch về công tác đào tạo và đào tạo lại, tuyển chọn thêm các kỹ sư mới ra trường.
Để động viên cán bộ công nhân viên toàn Công ty đẩy mạnh sản xuất, Công ty thực hiện trả lương theo doanh thu. Để việc trả lương được công bằng Công ty đang phối hợp với viện nghiên cứu lao động của Bộ công nghệ nghiên cứu quy chế trả lương phù hợp với việc làm của người lao động.
Công ty cũng rất quan tâm đến điều kiện vệ sinh an toàn, bảo hộ lao động. Cụ thể là:
- Duy trì được mạng lưới an toàn lao động.
- Mua đầy đủ trang thiết bị bảo vệ lao động và phát tận tay người lao động.
- Tổ chức một giảng viên về giảng công tác an toàn lao động cho toàn thể cán bộ công nhân viên để họ thấu hiểu được vai trò quan trọng của công tác an toàn lao động để thực hiện tốt nhiệm vụ.
4.1. Đặc điểm nguyên liệu.
Nguyên liệu sản xuất bia được chia thành nhóm nguyên liệu chính và nhóm nguyên liệu phụ.
* Nguyên liệu chính: Gồm men, Malt, hoa Houblon, gạo và đường. - Malt: là một loại hạt đại mạch nẩy mầm được phơi khô.
- Hoa Houblon: Có vai trò quan trọng trong việc tạo nên hương thơm và vị đắng đặc trưng của bia.
Hai loại nguyên liệu này được trồng ở xứ ôn đới, nước ta đã thử thí điểm trồng nhưng cho năng xuất thấp. Hiện nay Công ty phải nhập ngoại hai loại nguyên liệu này.
- Gạo và đường là hai loại nguyên liệu hỗ trợ cho Malt nhưng nó chỉ đóng vai trò phụ liệu. Nguyên liệu này có sẵn ở Việt Nam, song để nâng cao chất lượng bia thì phải tuyển chọn kỹ loại gạo và đường.
- Ngoài những nguyên liệu trên thì cần phải nói đến giống men đây được coi là một bí quyết công nghệ của Công ty, giống men cũng là một yếu tố quan trọng để tạo nên hương thơm, chất lượng bia. Giống men của Công ty được lưu trữ hơn 100 năm, đây là giống men quý cần được bảo quản.
Biểu số 2 : Biểu kết cấu nguyên liệu chính theo sản lượng mẻ nấu của bia Hà Nội. Loại bia Sản lượng (1000 lít) Malt (kg) Gạo (kg) Đường (kg) Hoa Houblon (khách hàng) Cao hoa (kg)
Bia hơi 400 2900 2000 800 20 3 Bia
chai
400 3100 2000 800 20 5
Bia lon 400 3100 2000 800 20 5
Qua bảng trên chúng ta thấy Malt và gạo chiếm một tỷ trọng rất lớn (gần 90%) trong thành phần cấu thành nên sản phẩm. Điều này chứng tỏ bia là một loại nước giải khát có nhiều dinh dưỡng, rất bổ và kích thích tiêu hoá.
Trong những nguyên liệu để sản xuất ra bia thì không thể không nói đến nước, nước là một nguyên liệu thiết yếu, không thể thiếu, mà trong bia nước chiếm tới 98,2%, chất lượng của nguồn nước ảnh hưởng lớn tới chất lượng bia. Hàm lượng Ca++ và Mg++ trong nước sẽ ảnh hưởng tới quá trình lên men và nấu. Chính vì nguồn nước này mà sản phẩm bia của Công ty bia Hà Nội có một hương vị đặc trưng mà không loại bia nào có được, đây chính là lợi thế về nguồn nước của Công ty bia Hà Nội, do hàm lượng Ca++ và Mg+ + rất thấp. Năm 2000 nhu cầu sử dụng nguyên liệu chính của Công ty tăng lên là: Malt (7,5kg/lít), gạo (5kg/lít), đường (2kg/lít), cao hoa (0,01kg/lit), hoa viên (0,025kg/lít).
* Nguyên liệu phụ.
Để sản xuất ra sản phẩm bia thì ngoài nguyên liệu chính thì còn cần đến nguyên liệu phụ. Vật liệu phụ dùng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm được hoàn hoả hơn, tạo điều kiện để máy móc hoạt động bình thường. Vật liệu phụ để sản xuất bia bao gồm:
- Xăng, dầu, các loại: dùng để vận chuyển bia, nấu bia.
- Mỡ, bột phấn chì, sơn các loại: Dùng để bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị.
- Nhãn bia: làm nhãn cho sản phẩm.
- Vỏ chai (0,5 lít), két nhựa: Dùng làm bao bì của bia chai. - Thùng nhôm (100 lít) làm bao bì của bia hơi.
- Vỏ hộp, nắp hộp, cất tông, hồ dán: Làm bao bì cho bia lon, hộp bia. - Hơi hàn, đất đèn: Dùng để sửa chữa thiết bị...
Trong báo cáo tổng kết cuối năm của phòng cung ứng vật tư cho biết: lượng vật tư, nguyên liệu dự trữ của Công ty bia Hà Nội có thể đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra bình thường trong 6 tháng liền. Thực tế cho thấy, nhiều năm qua, Công ty làm được điều này là nhờ công tác khai thác trực tiếp nguồn nguyên liệu từ nước ngoài hoặc thông qua các Công ty buôn bán trung gian uy tín đối với các loại nguyên vật liệu chính nhập ngoại như: Malt, hoa Houblon. Đối với các loại nguyên vật liệu nội địa, Công ty cố gắng thiết lập và giữ mối quan hệ với các nhà cung cấp trong nước. Mặt khác Công ty xây dựng và duy trì hệ thống kho bãi bảo quản đạt tiêu chuẩn đã góp phần làm cho công tác dự trữ thuận lợi hơn.
Qua đây chúng ta thấy rằng, chuẩn bị tốt nguyên vật liệu là khâu vô cùng quan trọng đối với dây truyền sản xuất và tiêu thụ không chỉ ở Công ty bia Hà Nội mà còn quan trọng đối với tất cả các Công ty , xí nghiệp sản xuất khác. Chuẩn bị tốt nguyên vật liệu giúp quá trình chế biến nhịp nhàng, đồng bộ, tránh gián đoạn trong quá trình sản xuất và bảo đảm được mối quan hệ cung - cầu trên thị trường, góp phần ngày càng nâng cao chất lượng và uy tín sản phẩm đối với các khách hàng.
4.2. Đặc điểm về vốn kinh doanh.
Vốn là yếu tố có ý nghĩa quyết định trong việc duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Có dư vốn thì doanh nghiệp mới có thể chủ động trong mọi hoạt động. Nắm bắt được yêu cầu đó, trong những
năm qua, dù nguồn vốn do Ngân sách cấp là rất nhỏ, nhưng Công ty luôn cố gắng đảm bảo nguồn vốn để sản xuất. Nguồn vốn của Công ty bia Hà Nội được hình thành từ hai nguồn chính đó là nguồn vốn tự có và nguồn vốn Ngân sách. Với đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất để kinh doanh, vì vậy trong cơ cấu vốn thì vốn cố định chiếm tỉ trọng lớn, trên 70% tổng vốn. So với các Công ty liên doanh, thì tiềm lực về vốn của Công ty bia Hà Nội kém hơn nhiều, do đó vốn đầu tư cho việc củng cố và mở rộng thị trường là rất ít. Điều này làm cản trở nhiều sự phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty. Có nhiều kế hoạch, nhiều chiến lược đã được đưa ra nhưng không thực hiện được chỉ vì chưa đủ vốn. Việc phân chia tiềm lực vốn nhỏ bé đó cho các công việc kinh doanh cụ thể luôn là vấn đề nan giải với Công ty. Nhưng khi so sánh với các Công ty sản xuất nội địa thì Công ty bia Hà Nội lại là một Công ty có nguồn vốn khổng lồ và do đó rất dễ dàng cạnh tranh được với các Công ty này.
Biểu số 3 : Cơ cấu vốn của Công ty năm 1999.
STT Loại vốn Số lượng (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1. * Vốn cố định -Vốn ngân sách -Vốn tự bổ xung -Vốn vay -Vốn chiếm dụng 187 63 16 66 34 100 34 10 35 21 2. * Vốn lưu động -Vốn ngân sách cấp 33 29 100 88