Bao phủ quyết định/điều kiện – Decision/condition coverage

Một phần của tài liệu Thiết kế TEST-CASE trong kiếm thử phần mềm docx (Trang 28 - 29)

Tư tưởng: Thực hiện đủ các ca kiểm thử mà mỗi điều kiện trong 1 quyết định thực

hiện trên tất cả các kết quả có thể ít nhất 1 lần, và mỗi điểm vào được gọi ít nhất 1 lần.

Điểm yếu của bao phủ quyết định/điều kiện là mặc dù xem ra nó có thể sử dụng tất cả các kết quả của tất cả các điều kiện, nhưng thường không phải vậy vì những điều kiện chắc chắn đã cản các điều kiện khác.

30

Biểu đồ tiến trình trong hình 2.2 là cách 1 trình biên dich tạo ra mã máy cho chương trình trong Hình 2.1. Các quyết định đa điều kiện trong chương trình nguồn đã bị chia thành các quyết định và các nhánh riêng vì hầu hết các máy không được chế tạo để có thể thực hiện các quyết định đa điều kiện. Khi đó 1 bao phủ kiểm thử tỉ mỉ hơn xuất hiện là việc sử dụng tất cả các kết quả có thể của mỗi quyết định gốc. Hai ca kiểm thử bao phủ quyết định trước không làm được điều này; chúng không thể sử dụng kết quả false của quyết định H và kết quả true của quyết định K.

Lí do, như đã được chỉ ra trong hình 2.2, là những kết quả của các điều kiện trong các biểu thức andor có thể cản trở hay ngăn chặn việc ước lượng các quyết định khác. Ví dụ, nếu 1 điều kiện and là sai, không cần kiểm tra các điều kiện tiếp theo trong biểu thức. Tương tự như vậy, nếu 1 điều kiện or là đúng thì cũng không cần kiểm tra các điều kiện còn lại. Do đó, các lỗi trong biểu thức logic không phải lúc nào cũng được phát hiện bằng các tiêu chuẩn bao phủ điều kiện và bao phủ quyết định/điều kiện.

Một phần của tài liệu Thiết kế TEST-CASE trong kiếm thử phần mềm docx (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)