Đặc điểm bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Các giải pháp kinh tế tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu.doc (Trang 26 - 31)

Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Cơ cấu Bộ máy quản lý của công ty:

http://tailieutonghop.com

Đại hội cổđông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

PGĐ kinh doanh Giám đốc PGĐ kỹ thuật

Phòng kinh

doanh HCYTPhòng SCXMTTDV Phòng kế toán t i và ụ

Phòng TC lao động Phòng KH vật tư Phòng KCS KPhòng ỹ thuật Phòng Cơđiện PX Cơ khí PX Cơ khí 2 PX Cơ khí 3 PX rèn dập PX Mạ PX Dụng cụ PX Cơđiện

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có trách nhiệm theo dõi, giám sát hoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát, quyết định mức tăng cổ tức hàng năm của công ty, sửa đổi bổ sung điều lệ của công ty.

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi và mục đích của công ty. Có nhiệm vụ hoạch định chiến lược, phương án, bổ nhiệm, cách chức giám đốc và các vị trí trong bộ máy quản lý.

- Ban kiểm soát: gồm 3 thành viên do Hội đồng quản trị cử ra, có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách và phương hướng của công ty.

- Ban giám đốc: gồm 3 người.

+ Giám đốc công ty: chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm về hành vi pháp nhân và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách về kỹ thuật

+ Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách về kinh doanh và tiến độ tiêu thụ sản phẩm.

- Các phòng ban chức năng:

+ Phòng kế hoạch: chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện tiến độ điều động sản xuất, đóng gói hàng hóa, bảo quản, cấp phát vật tư.

+ Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ mua bán nguyên vật liệu, sản phẩm của công ty, thực hiện công tác Marketing.

+ Phòng tài vụ: có nhiệm vụ giám sát về tài chính nhằm theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thái tiền tệ, hạch toán các khoản chi phí, xác định kết quả

kinh doanh... Đồng thời cung cấp thông tin kịp thời cho giám đốc để đưa ra quyết định chuẩn xác nhất.

+ Phòng lao động tiền lương: trực tiếp chịu sự lãnh đạo của giám đốc, theo dõi công tác tổ chức cán bộ, nhân sự, quản lý chính sách, quản lý lao động,...

+ Phòng hành chính: có nhiệm vụ tiếp khách, quan hệ công tác, quản lý giấy tờ, con dấu,...

+ Phòng kỹ thuật: chịu sự điều hành của phó giám đốc kỹ thuật, có nhiệm vụ hoàn thiện các quy trình công nghệ, theo dõi sản xuất, xây dựng mức tiêu hao...

Bên cạnh các phòng ban chức năng, cơ cấu sản xuất của công ty còn có các bộ phận như: đội xây dựng, phân xưởng rèn dập, phân xưởng cơ khí 1, 2, 3, phân xưởng Mạ, phân xưởng dụng cụ, phân xưởng cơ điện.

2.1.4.Đặc điểm công tác tổ chức kế toán của công ty.

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty

* Đặc điểm về tổ chức tài chính kế toán tại công ty: Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kế toán TSCĐ KT tổng hợp KT TT và TL KT TP và tiêu thụ KT vật liệu KT chi tiết và GT Thủ quỹ kiêm kt kho

Bộ máy kế toán của công ty được tập trung ở phòng tài vụ, bộ máy kế toán có nhiệm vụ giám sát tình hình sản xuất và tiêu thụ tại công ty, giám sát tình hình thanh toán, chiếm dụng vốn của công ty, ngoài ra bộ phận kế toán còn có nhiệm vụ phân phối lợi nhuận, lập các báo cáo tài chính theo tháng và năm theo yêu cầu của pháp luật và của ban Giám đốc.

* Bộ máy kế toán của công ty bao gồm 7 người:

- Kế toán trưởng: là người điều hành phòng kế toán với nhiệm vụ là phụ trách chung toàn bộ các khâu trong công việc của phòng kế toán. Kế toán trưởng còn có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc trong việc đưa ra các chính sách tài chính, kinh tế và đồng thời kế toán trưởng của công ty làm công tác kế toán tài sản cố định.

- Phó phòng kế toán: là người giúp đỡ kế toán trưởng trong việc điều hành hoạt động của phòng kế toán, đồng thời làm công tác tập hợp chi phí sản xuất và kế toán nguyên vật liệu chính.

- 01 kế toán tổng hợp kiêm kế toán ngân hàng.

- 01 kế toán thanh toán kiêm kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội.

- 01 kế toán chi tiết giá thành thành phẩm và hạch toán kinh tế phân xưởng kiêm kế toán nguyên vật liệu phụ.

- 01 kế toán thành phẩm tiêu thụ. - 01 thủ quỹ kiêm kế toán kho.

Một phần của tài liệu Các giải pháp kinh tế tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu.doc (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w