PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THÔNG QUA ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Một phần của tài liệu Vận tải hàng không và sự phát triển của thương mại Việt Nam (Trang 64 - 68)

đẹp cho Hàng không Việt Nam nói chung và cho các doanh nghiệp ngành Hàng không Việt Nam nói riêng. Trong quá trình xúc tiến tham gia vào các tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế khác như IATA, ICAA, IFATCA, IFALPA ...

Cho đến nay Việt Nam đã ký các hiệp định song phương về Hàng không với 42 nước và 2 vùng lãnh thổ quốc gia thuộc Châu Á, Châu Âu, Châu Úc và Trung Cận Đông (Hiệp định song phương hàng không là cơ sở quy định những vấn đề cơ bản cho việc khai thác vận chuyển quốc tế thường lệ: đường bay, tần suất, tải cung ứng, giá cước, bán vé, lịch bay...). Hiện có 23 Hãng Hàng không nước ngoài của 18 quốc gia có chuyến bay theo lịch đến Việt Nam theo một mạng gồm 9 tuyến đường bay nối với Thủ đô Hà Nội và 19 tuyến đường bay nối với Thành phố Hồ Chí Minh. Hơn 50 Hãng của hơn 40 nước bay quá cảnh theo lịch qua Việt Nam. Có 22 cơ quan đại diện thường trú của các hãng hàng không nước ngoài đặt và hoạt động tại Việt Nam (Nguồn: Báo cáo của Cục Hàng không dân dụng đầu năm 1998 ). Trên thị trường Việt nam xuất hiện những hãng hàng không lớn của thế giới và khu vực như: AirFrance (Pháp), Lufthansa (Đức), KLM (Hà Lan), Singapore Airlines (Singapore), China Airlines (Đài Loan), Korean Air (Hàn quốc), Thai Airways Intemnational (Thái Lan) .... Có thể thấy rằng sự hội nhập của hàng không Việt Nam sẽ tạo ra các mối quan hệ thuận lợi cho hoạt động buôn bán xuất nhập khẩu do tạo ra được các đường bay thuận tiện. Tham gia hội nhập, bên cạnh những thách thức lớn hàng không Việt Nam sẽ ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của thương mại Việt Nam.

IV. PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THÔNG QUA ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG KHÔNG

Chiến lược phát triển kinh doanh vận tải hàng không của Tổng công ty Hàng không Việt Nam cho đến năm 2010 là nhằm xây dựng một hãng hàng không Việt nam hiện đại, có tầm cỡ quốc tế ngang tầm với các hãng hàng không trong khu vực, được ưa chuộng, hoạt động kinh doanh không ngừng phát triển một cách lành mạnh và có hiệu quả thông qua khai thác triệt để các ưu thế của chính sách mở cửa, hội nhập của Đảng và Nhà nước; thông qua tận dụng các cơ hội, tiềm năng thị trường trên cơ sở phát huy nội lực kết hợp với cơ hội hợp tác quốc tế; thông qua tạo dựng và phát triển một đội ngũ nhân lực có trình độ cao, gắn bó lợi ích với sự phát triển và hiệu quả của doanh nghiệp.

Mục tiêu đạt mức tăng trưởng bình quân về số lượng khách chuyên chở 11% - 12%/năm và sản lượng khách - km 12%-14%/năm đến 2005 và tương ứng 7% - 9%/năm và 11% - 13%/năm cho giai đoạn tiếp theo đến năm 2010.

Mục tiêu khối lượng tấn hàng hoá vận chuyển đạt mức tăng trưởng 8%-10%/năm cho giai đoạn từ 2000 đến 2005 và 7% - 8%/năm cho giai đoạn tiếp theo đến năm 2010.

Tương ứng mục tiêu đạt tổng doanh thu tăng bình quân 12%-13%/năm đến 2005 và 10%-11%/năm cho giai đoạn tiếp theo đến 2010.

Mục tiêu thị phần vận chuyển hành khách nội địa giữ ở mức 80% vào năm 2005 và khoảng 65% vào năm 2010. Mục tiêu thị phần vận chuyển khách quốc tế đi Việt Nam giữ ở mức 37% vào năm 2005 và 34% vào năm 2010.

Mục tiêu giữ thị phần vận chuyển hàng hoá nội địa 90% và thị phần vận chuyển hàng hoá quốc tế 30% vào năm 2005 và tương ứng vào khoảng 80% và gần 30% vào năm 2010.

Tới năm 2005, TCT HKVN dự kiến sẽ vận chuyển được gần 4,5 triệu hành khách và 67000 tấn hàng hoá, với sản lượng hơn 7,5 tỷ hành khách/km chuyên chở, đồng thời đạt tổng doanh thu vận tải chừng gần 700 triệu USD (khoảng 9500 tỷ đồng Việt Nam theo thời giá năm 1999) chiếm khoảng 65% tổng doanh thu toàn tổng công ty (hơn 14000 tỷ đồng). Và tới năm 2010 TCT HKVN dự kiến vận chuyển được hơn 6,6 triệu hành khách, gần 100000 tấn hàng hoá, với sản lượng đạt khoảng gần 15 tỷ hành khách/km cung cấp một doanh thu chừng hơn 1 tỷ USD, gần bằng quy mô của các hãng hàng không trung bình ở Đông Nam Á hiện nay.

Mục tiêu vận chuyển hàng hoá đến năm 2005/2010

Năm Quốc tế Nội địa Tổng

Tấn % tăng Tấn % tăng Tấn % tăng

2000 21,054 14% 21,772 3% 42,825 8% 2001 24,123 15% 22,794 5% 46,791 10% 2002 26,777 11% 24,617 8% 51,394 10% 2003 30,258 13% 26,586 8% 56,845 11% 2004 33,586 11% 28,713 8% 62,300 10% 2005 36,945 10% 30,436 6% 67,381 8% 2006 40,640 10% 32,262 6% 72,902 8% 2007 45,110 11% 33,838 5% 78,948 8% 2008 49,170 9% 35,530 5% 84,700 7% 2009 53,595 9% 37,307 5% 90,902 7% 2010 58,419 9% 39,172 5% 97,591 7%

Nguồn: Chiến lược phát triển hàng không Việt Nam năm 2000

Với chiến lược này hàng không Việt Nam sẽ đáp ứng đủ và tốt nhu cầu buôn bán trong nước cũng như quốc tế. Đồng thời để thực hiện tốt chiến lược này hàng không Việt Nam cần có biện pháp khuyến khích các chủ hàng lựa chọn phương thức vận chuyển bằng đường hàng không. Thông qua đó thương mại trong nước cũng như buôn bán với quốc tế sẽ phát triển do chính tính hiện đại của hàng không. Nếu lượng hàng hoá được

nêu trong chiến lược trên được thực hiện tốt và vượt mức sẽ cho thấy chỉ số phát triển thương mại trong những năm tới sẽ đạt mức khá cao.

2. Định hướng phát triển vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không đường hàng không

Thị trường vận tải hàng hoá tăng trưởng nhanh, đặc biệt trong những năm giữa thập niên 90. Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 1993 – 1996 đạt 35,5%/ năm, tuy vậy giai đoạn 1996 – 2000 bị giảm sút do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực. Việc duy trì tốc độ phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá trong những năm tới tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường vận chuyển hàng hoá tăng trưởng tốt. Trong những năm qua, vận tải hàng hoá chỉ chiếm dưới 10% tổng doanh thu vận tải hàng không, nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về đội máy bay khai thác. Việc chở hàng chủ yếu kết hợp máy bay chở khách để chở hàng, tải cung ứng chủ yếu theo mạng bay thường lệ, chưa có máy bay chuyên dụng vận tải hàng hoá. Tuy nhiên, lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không, đặc biệt là đường quốc tế tăng nhanh. Theo số liệu của Ban kế hoạch thị trường và Ban kế hoạch Tiếp thị hàng hoá trong tháng 3/2001, Vietrlines Airlines đã vận chuyển được 2781 tấn hàng hoá xuất nhập khẩu, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 34% thị phần vận chuyển hàng hoá trên lãnh thổ Việt Nam.

Tạo điều kiện để đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ nền kinh tế quốc dân theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá vận tải hàng không để chiếm lĩnh được 45% thị trường hành khách quốc tế và 60% thị trường hàng hoá quốc tế, ngành vận tải hàng không Việt Nam nói chung cần phải đầu tư cho việc mua máy bay và các phương tiện phục vụ đồng bộ.

Hãng hàng không Việt Nam lựa chọn chiến lược phát triển tổng hợp trên cơ sở sự kết hợp giữa chiến lược chi phí thấp (tối thiểu hoá các chi phí sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm) tạo ưu thế cạnh tranh cục

bộ và ngắn hạn với chiến lược đa dạng hoá - cá biệt hoá (phát triển đồng thời các sản phẩm vận tải đi nhiều nơi trên thế giới và các sản phẩm vận tải vốn là ưu thế của HKVN) nhằm phát triển sức cạnh tranh lâu dài và vững chắc.

Chiến lược phát triển trên cơ sở chi phí thấp thông qua tiêu chuẩn hoá hệ thống sản phẩm cung ứng, tiêu chuẩn hoá hệ thống khai thác và cung ứng dịch vụ, hợp lý hoá hệ thống điều hành quản lý, tối ưu hoá sử dụng phương tiện tài sản, nâng cao năng suất lao động và hiệu suất kinh doanh nhằm tạo ưu thế cạnh tranh về giá cả, hướng tới các luồng hàng với số lượng lớn hơn.

Một phần của tài liệu Vận tải hàng không và sự phát triển của thương mại Việt Nam (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w