giai đoạn 2001-2010:
Để chuẩn bị cho một tương lai vững chắc, Bộ thương mại và Tổng công ty dệt may Việt Nam đã đề ra chiến lược phát triển ngành rất cụ thể với các chỉ tiêu xác định. Chiến lược này được đề ra trong khoảng thời gian 10 năm( từ năm 2000 đến năm 2010) và được chia ra làm 2 giai đoạn ( giai đoạn 1: Từ năm 2001-2005, giai đoạn 2: Từ năm 2006-2010).
1.1 Định hướng phát triển ngành:
Để có được các nguyên liệu phong phú đa đạng về màu sắc, kiểu dáng và đảm bảo về chất lượng phục vụ cho ngành dệt, sợi, in vải, nhuộm và hoàn thành sản phẩm, các công ty dệt may thuộc khu vực Nhà nước đã khuyến khích ngày càng nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài. Đây là ngành kinh doanh có triển vọng ở nước ta nên cũng thu hút được khá lớn các nhà đầu tư. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý bảo vệ môi trường, các nhà máy, xí nghiệp dệt có năng suất lớn phải được xây dựng ở xa khu đông dân cư, khu
trung tâm để tránh gây ô nhiễm môi trường sống cũng như ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Ngành công nghiệp dệt cũng đã quan tâm đáng kể tới việc đầu tư vào đổi mới và hiện đại hoá các thiết bị công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, năng xuất vượt trội. Sản phẩm dệt may của Việt Nam do đó có thể thâm nhập và cạnh tranh được với các sản phẩm của nước ngoài. Một điều không thể thiếu được là sự kết hợp chặt chẽ, ăn ý, hợp lý của hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Theo dự tính, cho đến năm 2005, năng suất của ngành sẽ đạt khoảng 30.000 tấn bông nguyên liệu, 60.000 tấn sợi polyester, 150.000 tấn vải các loại. 800 triệu m2 vải dệt, 300 triệu sản phẩm dệt kim và 780 triệu sản phẩm quần áo các loại.
- Đến năm 2010, năng suất của ngành sẽ đạt khoảng 80.000 tấn bông nguyên liệu, 120.000 tấn sợi polyester, 300.000 tấn vải các loại. 1,4 tỷ m2 vải dệt, 500 triệu sản phẩm dệt kim và 1,5 tỷ sản phẩm quần áo các loại.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là 4 tỷ - 5 tỷ USD. Năm 2010 là 8 tỷ - 9 tỷ USD.
- Số nhân công của ngành: Năm 2005 là 2,5-3 triệu người. Năm 2010 là 4-4,5 triệu người.
- Chỉ tiêu nguyên liệu trong nước của ngành: Năm 2005, trên 50% nguyên liệu sản xuất có xuất xứ trong nước. Đến năm 2010, tỷ lệ này lên tới hơn 75%.
- Chi phí đầu tư cho ngành: Theo dự tính, tổng chi phí đầu tư cho ngành giai đoạn 2006-2010 chi phí đầu tư khoảng 30.000 tỷ đồng.
Để thực hiện được chiến lược phát triển ngành như trên, Bộ thương mại và Tổng công ty dệt may Việt Nam ( Vinatex) đã đưa ra kế hoạch đầu tư trong toàn ngành như sau:
1.2. Kế hoạch đầu tư trong toàn ngành:
1.2.1 Đầu tư vào diện tích trồng bông:
Bảng 9 - kế hoạch đầu tư trồng Bông
Chỉ tiêu Số lượng 2000
(đã thực hiện)
2005 2010
Diện tích trồng bông Năng suất bông Tổng số lượng bông Năng suất bông thô
Nhu cầu bông của toàn
1.000 ha 100kg/ha 1.000 tấn 1.000 tấn 1.000 tấn 22.6 9.0 20.3 6.8 60.0 60.0 14.0 84.0 30.0 97.0 150.0 18.0 270.0 95.0 130.0
ngành
Nhu cầu ngành dệt % 11.0 30.0 70.0
Nhu cầu bông đến năm 2010 đạt khoảng 1,5 tỷ đồng (Tương đương với 100 triệu USD.
1.2.2 Đầu tư vào hai nhà máy sản xuất sợi Polyester có công suất 30.000 tấn/ năm và các nhà máy sản xuất sợi PE:
- Xây dựng một nhà máy sản xuất vào giai đoạn 2001-2005, một nhà máy vào giai đoạn 2006-2010.
- Phát triển và mở rộng kết hợp với ngành công nghiệp hoá dầu. - Đáp ứng khoảng 65% nhu cầu sản xuất các sản phẩm này.
- Tổng chi phí đầu tư vào hai nhà máy này dự tính khoảng 700 tỷ đồng ( tương đương 50 triệu USD).
1.2.3 Đầu tư vào một số nhóm công nghiệp dệt, trong đó mỗi nhóm sẽ gồm có:
- 20.000 đến 30.000 nhà máy suốt sợi, công suất khoảng 3.200 tấn/năm. - Nhà máy sợi dệt áo (vải sáng màu), công suất 10 triệu mét/ năm
( khổ 1,6 m)
- Nhà máy sợi dệt các loại quần ( vải dày), công suất 10 triệu mét/ năm ( khổ 1,6 m)
- Nhà máy nhuộm vải, hoàn thiện vải cotton, công suất 25 triệu mét/năm
( khổ 1,5 m)
- Nhà máy nhuộm, hoàn thiện vải Polyester ( cho áo jacket), công suất 20 triệu mét/năm (khổ 1,5 m)
- Nhà máy dệt kim, nhuộm, hoàn thiện, công suất 1.500 tấn/năm ( khoảng 6 triệu sản phẩm)
- Thiết bị xử lý nước thải, công suất 8000 m3/ ngày.
- Tổng chi phí đầu tư cho mỗi nhóm công nghiệp dệt này khoảng 2.100 tỷ đồng ( khoảng 150 triệu USD)
1.2.4 Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phụ liệu cho các sản phẩm may mặc:
Bảng 10 - Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phụ liệu may mặc
Tên phụ kiện Công suất
Mác Cúc kim loại Cúc nhựa Chỉ Mẫu vẽ Nhãn hiệu Đai các loại
Dây chun các loại
20 triệu m/ năm 25 triệu chiếc/năm 500 triệu chiếc/năm 1.000tấn/năm 20 triệu m2/năm 10 triệu m/năm 30 triệu m/năm 10 triệu m/năm
Tổng vốn đầu tư 600 tỷ đồng ( khoảng 40 triệu USD)
1.3. Vốn dự tính đầu tư trong toàn ngành:
Bảng 11 Vốn dự tính đầu tư toàn ngành may mặc
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Vốn dự tính Toàn ngành Vinatex
Tổng chi phí đầu tư. Trong đó:
- Đầu tư chiều rộng - Đầu tư chiều sâu
Trong đó:
- Đầu tư xây dựng - Đầu tư trang thiết bị - Đầu tư các lĩnh vực khác - Chi phí phát sinh
- Chi phí nhân công
35.000 23.200 11.800 3.00 20.500 1.750 1.750 8.000 30.000 20.000 10.000 2.550 18.000 1.500 1.500 6.450 12.500 4.600 7.900 1.000 7.500 650 650 2.700 9.500 2.200 7.300 900 5.800 500 500 1.800
III.Kinh nghiệm của Trung Quốc trong xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ.
* Từ tháng 7/1997, Trung Quốc đã kí được hiệp định hàng dệt song phương với Mỹ giúp cho Trung Quốc vượt qua những đối xử khắt khe của các nhà quản lý hàng mậu dịch của Mỹ, làm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ của Trung Quốc không ngừng tăng lên trong thời gian gần đây. Trung Quốc gia nhập tổ chức Thương Mại thế giới (WTO) đã ảnh hưởng lớn hơn nữa đến thị trường cũng như năng cạnh tranh hàng dệt may của các nước xuất khẩu khác, trong đó có Việt Nam.
* Bên cạnh đó, Trung Quốc và các nước như:Indonesia, Bangladesh, Mexico…Là những nước có chi phí tiền lương nhân công thấp, nên giá thành hàng may mặc từ các nước này nhập vào Mỹ thường có giá rẻ. Tuy nhiên, so với các nước thì Trung Quốc có lực lượng lao động đông đảo, năng suất cao tạo ra một lượng sản phẩm dồi dào, nên ngay cả Mexico cũng không thể cạnh tranh lại về phương diện linh hoạt giá cả sản phẩm.
* Đối với hàng may mặc, Trung Quốc xuất vào Mỹ phần lớn là hàng dệt thường, chiếm thị phần cao nhất so với các nước khác là 16,1%, về hàng dệt kim thì Trung Quốc chỉ đứng thứ ba với thị phần chiếm 9,9%.
* Chủng loại hàng dệt may của Trung Quốc rất đa dạng: hàng cấp thấp, bình dân như dồ bộ, sơ mi…chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ, hàng thời trang cao cáp tuyaông đáng kể nhưng cũng có mặt trên thị trường Mỹ như: complet, veston, quần tây cao cấp…và dù hàng cấp thấp hay cao cấp thì hàng dệt may của Trung Quốc vào Mỹ đều có giá rất rẻ so với mặt hàng cùng loại của các nước khác.
* Các công ty dệt may của Trung Quốc biết sử dụng tối đa hệ thống Thương Mại của người Mỹ gốc Hoa để thực hiện phân phối trực tiếp sản phẩm của mình trên thị trường Mỹ.Đến nước Mỹ người ta có thể dễ dàng nhận thấy hàng dệt may Trung Quốc chiếm thị phần rất cao ở thị trường bình dân và có thu nhập thấp