DỰ BÁO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo ở Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên (Trang 53 - 55)

I- DỰ BÁO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TRONG THỜI GIAN TỚI TỚI

1. Tiềm năng sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

Về sản xuất lúa gạo Việt Nam có tiềm năng khá lớn, nếu như được quan tâm đầu tư hơn nữa sẽ hứa hẹn thành một trung tâm trồng và chế biến lúa gạo lớn. Tiềm năng này thể hiện ở:

1.1. Về đất đai

Đất nông nghiệp của nước ta chiếm hơn 75% diện tích lãnh thổ. Chất lượng đất Việt Nam có tầng dầy, đất tơi xốp, chất dinh dưỡng cho cây trồng khá cao, nhất là đất phù sa ở hai dải đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long

1.2. Về khí hậu

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á ở ngã tư nơi gặp gỡ của những luồng gió xuất phát từ các trung tâm lớn bao quanh. Thêm vào đó là hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiệt độ trung bình từ 220-270 C, lượng mưa hàng năm lớn (trên 1.500mm) và độ ẩm không khí luôn trên 80% nên quanh năm cây lúa có điều kiện phát triển tốt, mùa màng có thể thu hoạch từ 2- 4 vụ.

1.3. Về nhân lực

Với dân số là 76 triệu người, 70% là sản xuất nông nghiệp, có thể nói nguồn nhân lực Việt Nam rất dồi dào. Người Việt Nam có đặc điểm cần cù, thông minh, sáng tạo, có khả năng nắm bắt khoa học công nghệ, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Lao động chính là yếu tố có lợi thế so sánh mà Việt Nam cần phải khai thác trong thời gian tới.

1.4. Các chính sách của Nhà nước.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu và gạo là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần đáng kể trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo nguồn vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy, trong các chính sách phát triển kinh

Luận văn tốt nghiệp

tế Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, chú trọng đến việc sản xuất và chế biến lúa gạo, phục vụ an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.

Tóm lại, dù rằng chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn bất lợi trong việc sản

xuất lúa gạo như: giống lúa có năng suất chưa cao, chất lượng chưa ổn định, thuỷ lợi chưa được đầu tư, công nghệ chế biến thấp và thiên tai có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng các nguồn lực mà Việt Nam có lợi thế trên đã mở ra cho nước ta một con đường phát triển mới: hướng ra xuất khẩu. Sản xuất lúa gạo cho phép tận dụng được lợi thế về lao động và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời hạn chế những khó khăn về vốn, kỹ thuật- công nghệ. Chính vì vậy, phát triển sản xuất lúa gạo ở Việt Nam để xuất khẩu là bước đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.

2. Dự báo hoạt động xuất khẩu gạo trong thời gian tới

Theo Hội đồng ngũ cốc thế giới (ICG) cho biết năm 2000 sản lượng ngũ cốc giảm 2% (tương đương 31 triệu tấn), sản lượng lúa mì giảm 3,93% (tương đương 24 triệu tấn) và sản lượng ngũ cốc thô giảm 0,77% (tương đương 7 triệu tấn) so với vụ trước. Chuyên gia ngành gạo Mỹ, ông Tom Slaton đã dẫn ra rằng mậu dịch gạo thế giới năm 2000 chỉ đạt 24,25 triệu tấn, giảm 14% so với 28,05 triệu tấn năm 1999.

Hội nghị gạo châu Á tại Cebus (Philippine) tháng 10/1999 cũng đã thống nhất nhận định năm 2000 và năm 2001 là một năm khó khăn đối với ngành gạo trên thế giới do cung vẫn lớn hơn cầu. Nguyên nhân chủ yếu là do các nước nhập khẩu gạo lớn như Inđônêxia, Băng la đét, Phi lip pin giảm lượng gạo nhập khẩu, tự túc lương thực khá lớn .

Về giá gạo trên thị trường thế giới, theo dự đoán của Viện nghiên cứu lương thực thế giới trong những năm tới cũng sẽ giảm.

Do đó, trong những năm tới để có thể đáp ứng được những yêu cầu của thị trường thế giới, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu gạo, Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên cần tập trung mọi nỗ lực cũng như tranh thủ sự giúp đỡ của Nhà nước, đề ra các phương hướng phát triển hoạt động xuất khẩu gạo của mình.

Luận văn tốt nghiệp

3. Phương hướng phát triển hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên. Thực Cấp I Lương Yên.

Trên cơ sở hoạt động kinh doanh đã đạt được trong những năm qua, đồng thời xuất phát từ thực trạng của Công ty cũng như bối cảnh chung của đất nước và thế giới, ban lãnh đạo Công ty đã thống nhất đề ra các mục tiêu phát triển

hoạt động xuất khẩu của mình trong thời gian tới như sau:

- Tăng cường buôn bán với các nước trong khu vực, mở rộng thêm quan hệ hợp tác với các nước Châu Mỹ và tiếp cận vào thị trường châu Âu.

- Đầu tư liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định. Khai thác, tận dụng nguồn đầu tư nước ngoài để tăng nguồn lực tài chính cho Công ty.

- Đẩy mạnh xuất khẩu gạo chất lượng cao, từng bước nâng cao hiệu quả các nghiệp vụ hoạt động xuất khẩu.

- Thực hiện bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Nhà nước, hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước; đảm bảo sản lượng xuất khẩu năm nay luôn cao hơn năm trước. Mục tiêu của Công ty là năm 2001 sẽ xuất khẩu được 450.000 tấn gạo với kim ngạch khoảng 139.500 ngàn USD. Trong giai đoạn tới 2000 – 2005 thị phần xuất khẩu gạo của Công ty sẽ tăng lên, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch của toàn ngành.

Để đạt được mục tiêu đó, phương hướng đặt ra cho hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo ở Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w