Nguồn hàng kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè ở Công ty AGREXPORT - Hà Nội (Trang 43 - 45)

II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ

2. Nguồn hàng kinh doanh

Sau khi nghiên cứu thu thập thông tin về khách hàng, tình hình biến động của thị trường, công ty có kế hoạch khai thác nguồn hàng. Ban lãnh đạo công ty hiểu rõ vai trò quan trọng và quyết định của các nhà cung ứng hàng hóa và dịch vụ vì hoạt động mua cũng quan trọng như hoạt động bán, “ một mặt hàng mua tốt cũng sẽ được bán tốt”. Mức giá bán ra, lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào

sự lựa chọn tốt nhà cung ứng, quản lý cung ứng, dự trữ hàng hoá, theo dõi chặt chẽ các đơn đặt hàng, thương xuyên kiểm tra mức độ tin tưởng của bạn hàng.

Điều hành và chịu trách nhiệm toàn bộ trong việc quản lý cung ứng hành hoá cho mạng lưới bán buôn, bán lẻ của công ty là phòng kế hoạch nghiệp vụ.

Kết cấu nguồn hàng của công ty bao gồm 2 loại:

Loại A: chiếm 70-75% tổng lương hàng hoá toàn công ty. Nguồn hàng này do công ty khai thác, lập kế hoạch tiêu thụ đồng thời thể hiện tính tự chủ của công ty trong các hoạt động kinh doanh.

Loại B: chiếm 25-30% tổng lượng hàng hoá. Lượng hàng này do các nhân viên tự tìm kiếm khai thác và đưa vào hoạt động kinh doanh. Công ty cho phép tạo thêm dòng hàng này nhằm khuyến khích tính chủ động sáng tạo của công nhân viên và tạo cơ hội cho họ tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên công ty cũng có hình thức kiểm tra đối với dòng hàng này thông qua kiểm tra chất lượng hàng hoá, kiểm soát về số lượng, ấn định mức giá trước khi đem bán. Nhân viên các quầy phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước các sự việc phát sinh đối với các mặt hàng tự khai thác này.

Hàng hoá được thu mua, tiếp nhận từ các nhà sản xuất đại lý và nhập khẩu từ nước ngoài. Công ty còn là đại lý nhận bán hàng uỷ thác cho một số các nhà máy và công ty.

Để đáp ứng nhu cầu hàng hoá kinh doanh của mình và nhu cầu của người tiêu dùng, công ty chủ động tìm kiếm và kí hợp đồng mua hàng hoá tận nguồn của các đơn vị sản xuất do đó mua được hàng với giá rẻ. Bên cạnh đó nguồn cung ứng hàng hoá cho công ty còn từ phía các bạn hàng truyền thống, các cơ sở sản xuất tự tìm đến giới thiệu hàng hoá đặt quan hệ, kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc kí gửi hàng hoá, đề nghị công ty làm đại lý, và một phần hàng hoá là do mua từ nguồn hàng nhập khẩu theo con đường tiểu ngạch.

Thông thường những mặt hàng khai thác từ các công ty, xí nghiệp trong nước đều là những mặt hàng mạnh, vừa là mặt hàng bán buôn vừa là mặt hàng bán lẻ. Công ty tăng cường những mặt hàng có uy tín, đặc biệt là tăng cường hàng Việt Nam chất lượng cao. Công ty cần có các biện pháp khai thác tốt các nguồn hàng đã có, kết hợp tìm kiếm các nguồn hàng khác để mở rộng chủng loại hàng hoá và đảm bảo cung cấp kịp thời hàng hoá cho công ty trong mọi trường hợp, xác định đúng đắn đâu là nguồn hàng chủ lực đáng tin cậy, từ đó có các kế hoạch tiêu thụ phù hợp. Nhưng dù hàng hoá được cung ứng từ đơn vị nào, theo con đường nào thì

công ty vẫn luôn đảm bảo về chất lượng giá cả hàng hoá và chữ tín trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè ở Công ty AGREXPORT - Hà Nội (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w