III. Điều kiện thực hiện giải pháp
3. Đối với Nhà nước
3.4. Cải cách thủ tục hành chính
Hiện nay cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đang làm ăn ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn thuộc
tầm vĩ mô của Nhà nước là thủ tục hành chính cồng kềnh, cửa quyền của các cơ quan quản lý Nhà nước
Chính vì vậy để các doanh nghiệp có thể nắm bắt kịp các cơ hội kinh doanh, em xin đưa ra một kiến nghị là các thủ tục hành chính cần phải đảm bảo gọn nhẹ, thông thoáng tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động nhạy bén hơn. Đây là điều kiện hết sức quan trọng vì ngoài thị trường luôn luôn biến động
Trên đây là một số giải pháp cơ bản và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện. Để giải pháp này có thể trở thành hiện thực đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của bản thân Công ty mà của tất cả các cấp, các ngành để tạo ra một bộ mặt mới cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của các doanh nghiệp. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của đất nước và tình trạng trong nước và khu vực có nhiều biến động, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp Nhà nước
Quá trình phân tích ở trên đã cho thấy việc sử dụng đồng vốn như thế nào để máng lại hiệu quả cao quả là một vấn đề không đơn giản. Đồng vốn sử dụng không hiệu quả sẽ kéo theo sự trì trệ của quá trình kinh doanh. Mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ là không hiệu quả nếu như là vốn kinh doanh không được đảm bảo. Để đồng vốn có hiệu quả đòi hỏi phải có những quyết định đúng đắn về phương thức sử dụng vốn
Qua việc nghiên cứu tình hinh thực tế tại công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện, chúng ta thấy thời gian qua Công ty đã đạt được những thành tích đáng khích lệ đó là: sản xuất kinh doanh liên tục có lãi, đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được nâng cao, đóng góp cho ngân sách Nhà nước ngày càng nhiều, vị thế của Công ty cũng tăng lên. Tuy nhiên, để đạt được những điều đó Công ty đã phải trải qua nhiều khó khăn và điều không tránh khỏi là vẫn có những tồn tại. Vì vậy bằng khả năng nhận thức và sự hiểu biết của mình sau thời gian thực tập tại Công ty em mạnh dạn đề xuất một số ý kiến để Công ty xem xét nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty.
1. PGS. TS Đặng Đình Đào, Giáo trình kinh tế thương mại, NXB thống kê, 2001
2. PGS. TS Đặng Đình Đào, Những cơ sở pháp lý trong kinh doanh thương mại, NXB thống kê, 2002
3. TS. Nguyễn Xuân Quang. TS Nguyễn Thừa Lộc, Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại (dùng cho cao học), NXB thống kê, 1998
4. PGS. TS Hoàng Minh Đường, PGS. TS Nguyễn Thừa lộc, Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB giáo dục, 1998
5. Bộ môn Kế toán quản trị và phân tích hoạt động kinh doanh, khoa kế toán Đại học Kinh tê Quốc dân, Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB thống kê 2001
6. TS. Lưu Thị Hương,Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Giáo dục, 2000
7. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp
8. Luật doanh nghiệp, NXB chính trị quốc gia, 1997
9. Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo quyết toán năm 2000, 2001, 2002 của Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...