Mục đích của việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là để theo dõi chặt chẽ tình hình N-X-T từng thứ, từng loại vật liệu cả về sổ lượng lẫn giá trị để đáp ứng được yêu cầu quản trị doanh nghiệp vật liệu phải được tổ chức hạch toán theo từng kho, từng thứ, từng loại bằng phương pháp hạch toán phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng do đó điều kiện áp dụng của mỗi phương pháp là hoàn toàn khác nhau. Cùng một phương pháp nhưng có thể phù hợp với doanh nghiệp này mà không phù hợp với doanh nghiệp kia. Việc áp dụng phương pháp kế toán chi tiết vật liệu phù hợp có ý nghĩa quyết định đến tính hiệu quả của công tác kế toán, nó không chỉ làm giảm khối lượng công việc xuống mà còn giúp cho việc đối chiếu, kiểm tra giữa kho và phòng kế toán được dễ dàng thuận lợi hơn. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty hiện đang áp dụng phương pháp thẻ song song. Việc áp dụng phương pháp này là hoàn toàn phù hợp với Công ty. Tuy nhiên, vì doanh nghiệp chưa có sổ danh điểm nên việc lập bảng tổng hợp Nhập-Xuất- Tồn kho vật liệu vẫn chưa được ngắn gọn. Vì vậy, kế toán vật liệu tại Công ty cần lập bảng tổng hợp N-X-T kho vật liệu căn cứ vào bảng danh điểm.
Bảng 3.2
Bảng Tổng hợp Nhập-xuất- Tồn vật liệu
Loại vật liệu: Vật liệu chính Tháng 10/2004
Tồn đầu kỳ Nhập trong kì Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Danh điểm Tên vật
liệu Đvị tính SL ST SL ST SL ST SL ST … … … … 152.1.01.02 Vải voan ren m 400 11.618.000 2.330 67.686.500 1.160 39.192.000 1.570 40.112.500 … Cộng Ngày…tháng…năm…
Như vậy trình tự hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song như sau:
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ3.1: Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song
Trên đây là một số ý kiến của em về công tác kế toán nguyên vật liệu trong quá trình tìm hiểu tại Công ty Thăng Long. Tuy nhiên, do năng lực còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn ít, nên những ý kiến đề xuất trên chưa phải là phương án tối ưu, mà chỉ là có tính chất tham khảo, góp phần nhỏ bé cùng với Công ty trong việc nâng cao tính hiệu quả của công tác kế toán nguyên vật liệu.
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Sổ chi tiết vật liệu
Thẻ Kho Bảng tổng hợp
N-X-T
Kế toán tổng hợp
Kết luận
Trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu để cấu thành nên một sản phẩm. Nguyên vật liệu đóng một vai trò quan trọng, nó vừa là đối tượng lao động vừa là cơ sở vật chất trực tiếp tạo ra sản phẩm, chiếm một tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất. Trong thế chuyển mình của đất nước, các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để đạt được chi phí thấp nhất thông qua việc giảm chi phí nguyên vật liệu. Để làm được điều đó thì ngay từ khâu mua, bảo quản, dự trữ đến sử dụng phải tiến hành một cách khoa học, chặt chẽ.
Trong thời gian thực tập tại phòng Kế toán - Tài vụ của công ty Thăng Long (TALIMEX) , em đã được tiếp cận với thực tiễn của công tác kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty, hệ thống các chứng từ cũng như hệ thống sổ sách kế toán và Báo cáo tài chính của công ty. Từ đó em hiểu sâu sắc hơn về các kiến thức mình đã được học trong quá trình học tập và có được một số kinh nghiệm thực tiễn. Giai đoạn thực tập tại công ty đã giúp em nhận thấy được vai trò của kế toán nguyên vật liệu trong quản lý NVL nói riêng và quản lý sản xuất nói chung, đồng thời em thấy được cần phải vận dụng lý thuyết vào thực tiễn như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất.
Qua nghiên cứu đề tài em đã hiểu rõ hơn về vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất, và khái quát được sơ bộ về thực trạng kế toán NVL tại công ty Thăng Long. Từ đó thấy được ưu, nhược điểm của công tác kế toán NVL cũng như công tác quản lý sử dụng NVL tại công ty Thăng Long, tìm ra nguyên nhân, và đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL để phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện nay của Công ty và đảm bảo đúng theo chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước.
Trong quá trình thực tập, em đã tìm hiểu và thu thập số liệu có liên quan đến kế toán NVL. Tuy nhiên trong khuôn khổ chuyên đề tốt nghiệp chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong nhận được sụ thông cảm và đóng góp của thầy cô giáo, các sinh viên trong nhà trường. Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa QTKD trường Đại Học Công Đoàn. Công ty Thăng Long (TALIMEX). Đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo của Cô giáo: Nguyễn Thu Hiền, đã giúp đỡ ủng hộ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tài liệu tham khảo
1. PGS. TS Nguyễn Văn Công, Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, NXB Tài Chính, Tháng 10/2004.
2. Chủ biên: TS Đặng Thị Loan, Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, NXB Tài Chính, 2004.
3. Bộ Tài Chính, Hướng dẫn lập chứng từ kế toán hướng dẫn ghi sổ kế toán, NXB Tài Chính, 2004.
4. Lý thuyết hạch toán kế toán, NXB Tài Chính, 2002.
5. Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương, Giáo trình kế toán quản trị, NXB Tài Chính, 2004.
6. Các tài liệu sổ sách, chứng từ kế toán của Công ty Thăng Long (TALIMEX)
Giải thích những chữ viết tắt 1. NVL: nguyên vật liệu. 2. VL: vật liệu. 3. TK: tài khoản. 4. DN: doanh nghiệp. 5. SX: sản xuất. 6. BH: bán hàng.
7. QLDN: quản lý doanh nghiệp. 8. XDCB: xây dựng cơ bản. 9. KKTX: kê khai thường xuyên. 10. KKĐX: kiểm kê định kỳ. 11. Cty: Công ty.
12. QTKD: quản trị kinh doanh. 13. N-X-T: nhập-xuất- tồn. 14.VD: ví dụ.
mục lục
lời mở đầu ... 1
Chương 1. Những vấn Đề lý luận cơ bản về công tác kế toán NGUYÊN VậT LIệU trong các doanh nghIệP sản xuất... 3
1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và tính giá Nguyên vật liệu... 3
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu... 3
1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu. ... 4
1.1.5. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu. ... 5
1.1.6. Nhiệm vụ của hạch toán nguyên vật liệu... 9
1.2. Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu... 10
1.3.2. Phương pháp thẻ song song ... 10
1.3.3. Kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển .... 11
1.3.4. Kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số dư. ... 12
1.4. Tổ chức kế toán tổng hợp nguyên vật liệu. ... 13
1.3.1. Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên... 13
1.3.2. Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kì. ... 15
1.4. Các hình thức sổ kế toán vậ17n dụng trong công tác kế toán nguyên vật liệu... 19
1.4.1. Hình thức Nhật ký chung. ... 19
1.4.2. Hình thức Nhật ký - Sổ cái. ... 19
1.4.3. Hình thức Chứng từ ghi sổ ... 20
1.4.4 Hình thức Nhật ký chứng từ. ... 20
1.5. Công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất... 21
Chương 2: Thực trạng về công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty thăng long(talimex) ... 23
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Thăng Long (TALIMEX)... 23
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty... 23
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty... 26
2.1.3 Đặc điểm của bộ máy kế toán tại Công ty... 29
2.1.4 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty ... 30
2.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu ở công ty ... 31
2.2.2. Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty Thăng Long ... 32
2.2.3 Đánh giá Nguyên vật liệu tại Công ty Thăng Long : ... 33
2.3. Tình hình thực tế về công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu... 34
2.3.1. Chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu và phương pháp kế toán ban đầu .. 34
2.3.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty ... 39
2.3.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty... 44
2.3.4. Công tác kế toán nguyên vật liệu thừa trong kiểm kê ... 53
Chương 3. Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Thăng Long (TALIMEX). ... 54
3.1 Nhận xét chung về công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu... 54
3.1.1 Ưu điểm ... 55
3.1.2 Nhược điểm ... 55
3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thăng Long ... 57
3.2.1. Hoàn thiện việc ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. ... 57
3.2.2 Lập bảng danh biểu... 57
3.2.3. Hoàn thiện việc nhập-xuất-tồn kho vật liệu ... 58
3.2.4 Hoàn thiện việc ghi chép sổ chi tiết số 2 ... 58
3.2.5. Hoàn thiện công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu ... 59
Kết luận ... 62
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...