Nhiễu và tác động của nhiễu

Một phần của tài liệu nguyên lý mạng lan không dây. đi sâu tính toàn vùng phủ sóng của các trạm chuyển tiếp (Trang 29 - 32)

Các ảnh hưởng của nhiễu tới quá trình phát trong không gian hết sức đa dạng, trong đó có sự truyền lan của sóng vô tuyến. Các lỗi đơn giản xảy ra đối với âm thanh và hình ảnh, bởi nhiễu hoặc các nguyên nhân khác. Do đó dữ liệu thu được tại phía thu có thể sai khác so với phía phát. Nhưng đó không phải là vấn đề nghiêm trọng. Do trong thực tế chúng ta không quan tâm nhiều đến các bóng ma nhẹ khi xem

tivi, còn đối với điện thoại di động thì điều đó không ảnh hưởng nhiều nếu âm thanh bị ngắt hoặc bị méo mó.

Tuy nhiên khi chúng ta xét về quá trình điều khiển máy móc nói chung (như việc sử dụng các sóng vô tuyến trong các khu công nghiệp), nếu quá trình điều khiển máy móc bị mất khả năng làm cho dữ liệu bị lỗi gây ra bởi nhiễu (một vụ tai nạn nguy hiểm cũng có thể là một nguyên nhân). Hoặc nếu như chúng ta thực hiên truyền dữ liệu tới máy tính, nếu như xảy ra lỗi tại 1 bit nào đó của 1 file bất kỳ cũng có thể là nguyên nhân khiến cho cả hệ thống ngưng hoạt động.

Mô hình sau đây sẽ cho thấy các nguyên nhân có thể gây ra sự suy giảm trong quá trình truyền sóng vô tuyến:

Nhiễu do tiếng ồn trong môi trường truyền sóng

Đây là loại nhiễu được phát từ các nguồn phát như các động cơ của tàu hoả, động cơ của ô tô, từ thiết bị công nghiệp tại tuyến công suất hay các cây trồng trong các khu công nghiệp, từ thiết bị của người tiêu dùng. Ngoài ra còn ảnh hưởng bởi các lò vi sóng (viba), đèn huỳnh quang trong nhà ...

Nhiễu từ thế giới tự nhiên

Đó là sự nhiễu loạn của các sóng vô tuyến trên Trái đất gây ra bởi nhiễu của khí quyển và bức xạ mặt trời, hay nhiễu điện từ gây ra bởi các vật thể lạ trong tự nhiên như tiếng ồn vũ trụ, sự chuyển động của vỏ trái đất.

Đây là các loại nhiễu xạ do các thiết bị vô tuyến khác gây ra như: các thiết bị vô tuyến sử dụng cùng tần số hoặc tần số gần với tần số của thiết bị phát.

Với các thiết bị vô tuyến băng hẹp, chỉ duy nhất một module vô tuyến được sử dụng trong cùng một khu vực ở cùng tần số và thời gian để tránh gây can nhiễu cho nhau.

Nhiễu do tiếng ồn của chính bản thân thiết bị gây ra

Đó chính là nguyên nhân nhiễu sinh ra trong quá trình thiết kế các thiết bị vô tuyến có thể gây ra các sự cố khiến cho tiếng ồn được phát ra từ xung quanh nguồn cấp công suất, từ máy vi tính hoặc từ các thành phần khác…gây ra nhiễu.

Ảnh hưởng nhiễu đồng kênh ( C/I)

Một đặc điểm của cell là các kênh đang sử dụng đã có thể được sử dụng ở các cell khác. Nhưng giữa các cell này phải có một khoảng cách nhất định. Điều này có nghĩa là cell sẽ bị nhiễu đồng kênh do việc các cell khác sử dụng cùng tần số. Cuối cùng vùng phủ sóng của trạm gốc sẽ bị giới hạn bởi lý do này hơn là do tạp âm thông thường. Vì vậy, ta có thể nói rằng một hệ thống tổ ong hoàn thiện là giới hạn được nhiễu mà đã được qui chuẩn, loại trừ được nhiễu hệ thống. Một vấn đề trong thiết kế hệ tổ ong là điều khiển các loại nhiễu này ở mức chấp nhận được. Điều này được thực hiện một phần bởi việc điều khiển khoảng cách sử dụng lại tần số. Khoảng cách này càng lớn thì nhiễu càng bé.

Để chất lượng tín hiệu luôn được đảm bảo thì mức thu của sóng mang mong muốn C (Carrier) phải lớn hơn tổng mức nhiễu đồng kênh I (Interference) và mức nhiễu kênh lân cận A (Adjacent).

Nhiễu đồng kênh C/I:

Nhiễu đồng kênh xảy ra khi cả hai máy phát phát trên cùng một tần số hoặc trên cùng một kênh.

Máy thu điều chỉnh ở kênh này sẽ thu được cả hai tín hiệu với cường độ phụ thuộc vào vị trí của máy thu so với hai máy phát.

Tỉ số sóng mang trên nhiễu được định nghĩa là cường độ tín hiệu mong muốn trên cường độ tín hiệu nhiễu:

C/I = 10log(Pc/Pi) Trong đó:

- Pc = công suất tín hiệu thu mong muốn - Pi = công suất nhiễu thu được

Một phần của tài liệu nguyên lý mạng lan không dây. đi sâu tính toàn vùng phủ sóng của các trạm chuyển tiếp (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w