Cơ hội trong hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI “CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CHỦ DNV&N MỚI THÀNH LẬP” doc (Trang 31 - 33)

6. XK tăng 16,7 %, cao gấp 1,5 lần tốc độ tăng của năm trước, gấp 2 lần tốc độ tăng của kế hoạch đề ra cho năm 2004.

2.2.4 Cơ hội trong hội nhập quốc tế

Việc mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo nhiều cơ hội cho cỏc doanh nghiệp tiếp cận thị trường khu vực và toàn cầu rộng lớn, tăng khả năng thu hỳt vốn, tiếp cận và chuyển giao cụng nghệ và nguồn lực tri thức, tăng cường năng lực quản lý, nõng cao năng lực cạnh tranh.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện. Mặt khác, chính sách đối ngoại đúng đắn, các quan hệ ngoại giao, thương mại, kinh tế với các nước không ngừng được mở rộng để hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Hiện nay Việt Nam đã và đang tham gia nhiều tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế như: ASEAN, AFTA, APEC, ASEM và WTO cũng như cộng tác với nhiều tổ chức tài chính quốc tế như:

WB, ADB, IMF, UNDP, UNIDO. Đây sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh, tạo điều kiện phát triển cho các DN đặc biệt là các DNV&N khu vực kinh tế tư nhân.

Việc gia nhập WTO sẽ mang cho chúng ta những cơ hội:

Thứ nhất, xuất khẩu của Việt Nam sẽ không bị bó hẹp trong các hiệp định song phương và khu vực mà sẽ là thị trường toàn cầu.

Thứ hai, hệ thống chính sách của ta được làm theo quy định của WTO, sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào Việt Nam, tăng khả năng thu hút vốn, công nghệ và học hỏi được các kinh nghiệm quản lí tiên tiến

Thứ ba, hệ thống kinh tế thương mại dựa trên các nguyên tắc chứ không phải là sức mạnh, sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh dễ dàng hơn với tất cả các thành viên.

Thứ tư, việc giảm bớt hàng rào thương mại cho phép thương mại tăng trưởng, góp phần tăng trưởng và phát triển nền kinh tế.

Nhận thấy sự cần thiết tham gia WTO, Văn kiện Đại hội lần thứ VIII của Đảng xác định: “Xây dựng một nền kinh tế mới hội nhập với khu vực và thế giới. Chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc với bước đi thich hợp”. Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng ta khẳng định lại là, phải “tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế của nước ta và đảm bảo thực hiện những cam kết song phương và đa phương, tiến tới gia nhập WTO”

Để đẩy nhanh tiến độ gia nhập vào các tổ chức kinh tế, những nhà lãnh đạo cấp cao Nhà nước đã có những hoạt động tích cực trên chính trường quốc tế nhằm tăng cường hợp tác, đạt được các mối quan hệ song phương và sự hổ trợ từ phía các nước phát triển. Vừa qua, từ ngày 8 đến 12/3/2004 chủ tịch nước Trần Đức Lương đã có chuyến đi thăm các nước trong khối kinh tế E.U (Đức, Bỉ) và CuBa. Chuyến thăm này đã mang lại những hiệu quả tích cực từ hai phía. Phía Việt Nam được hứa

tài trợ khoảng 2 triệu Euro từ Liên minh Châu Âu nhằm hổ trợ đầu tư phát triển các DNV&V của Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI “CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CHỦ DNV&N MỚI THÀNH LẬP” doc (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)