I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỂ CHẾ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT GTVT Ở VIỆT NAM
2. Một số giải pháp cải tiến tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng CSHT GTVT
GTVT
2.1. Thúc đẩy quá trình phân cấp quản lý trong công tác lập quy hoạch và quản lý dự án đầu tư quản lý dự án đầu tư
- Đối với công tác lập quy hoạch: Phân định rõ nhiệm vụlập quy hoạch: Bộ
giao thông vận tải chịu trách nhiệm lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải toàn quốc và vùng, các cục chuyên ngành chịu trách nhiệm lập quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch chuyên ngành phải phù hợp với quy hoạch tổng thể, các địa phương lập quy hoạch phát triển giao thông vận tải địa phương, quy hoạch này phải phù hợp với quy hoạch tổng thể và quy hoạch chuyên ngành. Bộ giao thông
vận tải chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, ra soát quy hoạch của các chuyên ngành và địa phương để đảm bảo quy hoạch đạt chất lượng và đảm bảo tính thống nhất giữa các quy hoạch.
- Đối với công tác quản lý:
Phân cấp các trách nhiệm và quyền lực quản lý nhà nước cho các cục chuyên ngành thuộc bộ. Xóa bỏ hoặc thu hẹp tối đa mô hình các Ban QLDA trực thuộc bộ giao thông vận tải như hiện tại, chuyển trách nhiệm quản lý đầu tư CSHT GTVT cho các cục chuyên ngành.
Xác định rõ lại việc phân cấp quản lý cho các tỉnh huyện: Các tỉnh huyện sẽ chịu trách nhiệm xây dựng các quy hoạch giao thông vận tải địa phương dựa trên những đường lối chỉ đạo của Quốc gia và đệ trình các quy hoạch này lên bộ. Quản lý trực tiếp CSHT GTVT địa phương bao gồm cả việc bảo trì Cơ sở hạ tầng và quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương, quản lý vốn cho Cơ sở hạ tầng theo các tiêu chuẩn rõ ràng, cần tăng cường vai trò kiểm tra của bộ giao thông vận tải đối với các sở giao thông vận tải để đảm bảo tính thống nhất của các quy hoạch và đảm bảo các tiêu chuẩn của quy hoạch, chất lượng quy hoạch.
2.2. Có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động đầu tư xây dựng CSHT GTVT đầu tư xây dựng CSHT GTVT
Ưu tiên hàng đầu cho việc cổ phần hóa các doanh nghiệp xây dựng giao thông của nhà nước và các doanh nghiệp tư vấn để các doanh nghiệp này chuyển sang hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Bổ sung, sửa đổi luật khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng .
Xác định các tiêu chuẩn và những hướng dẫn, định mức, đơn giá xây dựng cơ bản để bảo vệ lợi ích các nhà đầu tư.
Nâng cao các tiêu chuẩn và chất lượng của các công việc được ký kết hợp đồng để tăng giá trị của kinh phí được chính phủ đầu tư cho Cơ sở hạ tầng, tránh tình trạng do thiếu kinh phí ảnh hưởng đến chất lượng công trình hoặc kinh phí đầu tư phải thay đổi, điều chỉnh nhiều ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng.
2.3. Mở rộng cạnh tranh trong hoạt động bảo trì CSHT GTVT
Hoàn thiện hệ thống quản lý khai thác sửa chữa công trình giao thông: Các doanh nghiệp bảo trì cơ sở hạ tầng giao thông sẽ hoạt động như các doanh nghiệp
kinh doanh của nhà nước để tăng các biện pháp khuyến khích cũng như quyền tự chủ đối với việc quản lý.
Tiến tới đấu thầu quyền quản lý khai thác, thu phí và ký kết hợp đồng phụ đối với các công việc bảo trì trong những lĩnh vực thích hợp với nguồn kinh phí hợp lý.
Nhiệm vụ sửa chữa lớn công trình cần được xác định rõ ràng và được kiểm soát thông qua cơ chế đấu thầu được tiến hành trong điều kiện cạnh tranh nhiều hơn, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia đấu thầu.
Từng bước nâng cao các chỉ tiêu chất lượng về bảo trì, tăng chi phí cho công tác bảo trì, tăng cường các biện pháp huy động vốn, bảo trì Cơ sở hạ tầng.
2.4. Chính sách và biện pháp phát triển nguồn nhân lực.
Bộ giao thông vận tải công bố rõ ràng về chính sách khuyến khích đào tạo, nâng chuẩn về trình độ tối thiểu đối với đội ngũ cán bộ của Bộ, chuẩn về trình độ đối với các nhà thầu, tư vấn, đặc biệt là các tiêu chuẩn về học vị và ngoại ngữ đối với cán bộ được đề bạt. Tạo ra nhiều cơ hội đào tạo thông qua việc định hướng lại cho các viên nghiên cứu, các trường về nhiệm vụ đào tạo và nâng cao các chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu thực tế.
Nâng cao năng lực tổ chức cán bộ lao động của Bộ giao thông vận tải trong việc đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực và xây dựng các chính sách và chiến lược cụ thể bao gồm cả kế hoạch đào tạo cho ngành giao thông vận tải, đưa ra những ưu tiên rõ ràng cho việc đào tạo.
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ nguồn vốn ODA cho những lĩnh vực mà đặc biệt còn thiếu những chuyên gia trong nước đồng thời cần phải nâng cao trình độ và tiêu chuẩn đào tạo phù hợp với thế giới như: Hoạt động chiếược, dự báo nhu cầu vận tải bằng phương pháp hiện đại, lập quy hoạch bằng phương pháp hiện đại, phân tích tài chính, kinh tế cho dự án, thiết kế thi công… tổ chức đào tạo trong nước hoặc đào tạo nước ngoài.
II.SỬ DỤNG CÁC KỸ THUẬT VÀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ DỰ ÁN