Thiết bị giải mã tín hiệu.

Một phần của tài liệu tổng quan về truyền hình cáp (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG IV CÁC THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN DẪN QUANG VÀ CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG MẠNG CÁP.

4.1.3- thiết bị giải mã tín hiệu.

Do ở headend ta đã mã hóa từ kênh 11 đến kênh 78,thuê bao muốn xem được các kênh này thì cần phải có đầu giải mã . đầu giải mã có tín hiệu đầu vào là tín hiệu RF còn tín hiệu đầu ra là tín hiệu A-V (AUDIO-VIDEO)

. 4.2- An toàn khi thi công mạng cáp. 4.2.1- Những chú ý thao tác với vật tư :

Thực hiện đúng những thao tác cơ bản của các thiết bị đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật và yêu cầu chất lượng của các thiết bị, đó là vấn đề đáng quan tâm khi thi công, xây dựng một hệ thống truyền hình cáp nhằm đạt được hiệu quả và chất lượng cao nhất về chất lượng tín hiệu cũng như lăp đặt thiết bị vật tư.

Trên toàn hệ thống truyền hình cáp HFC từ headend đến thuê bao có các vật tư chính sau :

Tại trung tâm headend :

+ Chảo thu vệ tinh và các anten thu tín hiệu mặt đất. + Thiết bị thu tín hiệu vệ tinh : satellite recievers. + Các bộ điều chế tín hiệu : modulations.

+ Thiết bị ghép kênh : combiner. + Máy phát quang : lasertran smitters. + Các thiết bị theo dõi cảnh báo.

Mạng truyền dẫn phân phối :

+ Cáp quang : truyền dẫn tín hiệu quang. + Các bộ thu, phát quang.

+ Các conector, dây nhảy quang. + thiết bị chia quang.

+ ngoài ra còn sử dụng các bọ măng xông quang tại các điểm buộc phải nối cáp quang.

Mạng truy nhập :

+ Node quang : chuyển đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện. + Các bộ nguồn : cấp nguồn cho các thiết bị tích cực trên mạng. + Cáp trục chinh ( QR540 ) truyền dẫn tín hiệu trục chính. + Cáp trục nhánh ( RG11) truyền dẫn tín hiệu trục nhánh .

+ Cáo thuê bao ( RG6 ) truyền dẫn tín hiệu từ thiết bị cuối đến thuê bao. + Các bộ khuếch đại trục, khuếch đại nhánh, khuếch đại tín hiệu bù suy hao. + Các bộ chia tích cực như DC,S2,S3…

+ Các loại conector.

Những chú ý thao tác vật tư :

- Trước hết khi thao tác với vật tư phải thực hiện tuần tự, chính xác, tuân theo đúng quy trình và tính chất của từng loại vạt tư đảm bảo kỹ thuật.

- Thực hiện tiếp đất chống sét với các vật tư sau : các bộ khuếch đại, các bộ chia tích cực, các bộ cấp nguồn (PF), node quang và các trạm lặp, các thiết bị thu tại trung tâm. Đặc biệt là chảo thu vệ tinh và các anten thu tần số mặt đất .

- Ngoài các phương pháp tiếp đất chống sét trên thì khi làm việc với các vật tư được cấp điện cần phải thục hiện an toàn và cách ly với điện.

- Cần phải bảo vệ vật tư trước môi trường, thời tiết và các nhân tố khác, với các thiết bị trên mạng điện hay thiết bị có tính chất nhạy cảm với các súc tác ngoài thì sử dụng các tủ, hộp đựng thiết bị để tránh nước ngấm vào và các va chạm khác.

- Thực hiện cấp nguồn đúng, chính xác và ổn định : điện áp cấp thường dao động 35- 90v. Vậy tại việt nam mức điện áp chung nhất là 65v.

- Khi cấp nguồn phải kiểm tra cầu trì tại các thiết bị cấp nguồn, thông tín hiệu đến điểm nào thì cắm cầu trì vào điểm đó các tuyến sau đó nếu không còn các phần tử tích cực thì rút cầu trì ra.

Với hệ thống cáp khi thao tác cần chú ý :

- Sự uốn cong : làm méo, gẫy cáp làm mất đi các thông số kỹ thuật của chúng. - Đặc biệt chú ý tới khi thi công, các phương tiện giao thông đè bẹp cáp dẫn đến trở kháng sóng thay đổi.

- Phải lưu ý khi kéo cáp và treo cáp.

- Với cáp quang khi thao tác tránh sợi cáp bắn vào mắt, về khâu kỹ thuật thì đây là cáp quang khó đấu nối đòi hỏi phải có kỹ thuật cao.

- Cách đấu nối connecter vào cáp : đúng, gọn, mỹ thuật. Với các bộ chia :

- Trước khi đấu nối phải phân biệt các loại bộ chia : trục, nhánh. - Kiểm tra tín hiệu tại các cổng out và tap.

- Kiểm tra các bộ chia tích cực có nguồn : lưu ý khi cấp tín hiệu cho thuê bao thì phải rút cầu trì không cho điện áp vào đường thuê bao.

- Sử dụng đúng vị trí các bộ chia. Các connecter :

- Đấu nối connecter phù hợp với thiết bị đầu cuối. - Kiểm tra các connecter khi nối.

- Thực hiện tốt các điểm tiếp xúc.

- Dán các băng dính cao tần vào các điểm nối.

Một phần của tài liệu tổng quan về truyền hình cáp (Trang 26 - 28)

w