LIỆU HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX (Trang 38 - 42)

3. Cơ cấu vốn và cơ cấu lao động:

LIỆU HỆ THỐNG CHI NHÁNH

HỆ THỐNG CHI NHÁNH PHÒNG VẬN CHUYỂN VÀ KHO VẬN : Quyết định từ trên xuống. : Hình thức trực tuyến

bảng 5: MÔ HÌNH BỘ MÁY QUẢN LÍ CỦA CÔNG TY

Ban giám đốc của công ty: bao gồm tổng giám đốc; phó tổng giám đốc; giám đốc của các nhà máy sản xuất xí nghiệp chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động quản lí hàng ngày của công ty. cụ thể:

+ Tổng Giám Đốc( Trực thuộc ban giám đốc): Là người điều hành hoạt

động hàng ngày của công ty và chiu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau:

+ Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.

+ Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. + Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lí nội bộ của công ty.

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lí trong công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức.

+ Quyết định lương và phụ cấp nếu có đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ quản lí thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của tổng Giám đốc.

+ Quản lí các phòng: Nhà Máy Dược Phẩm Số 2 Mê Linh Vĩnh Phúc, Nhà Máy Dược Phẩm Số 1 358 Giải Phóng Hà Nội, Xưởng Hóa Dược Mĩ Đình - Hà Nội, phòng Tổ Chức Hành Chính, phòng Kế Toán Tài Vụ, phòng Xuất Khẩu, phòng Nghiên Cứu Phát Triển, phòng Đảm Bảo Chất Lượng.

+ Phó Tổng Giám Đốc( trực thuộc ban giám đốc): Là người thừa hành,

thay mặt cho Tổng giám đốc công ty thực hiện một số việc nhất định khi không có mặt Tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc có các chức năng và quyền hạn sau:

+ Thực hiện kí kết hợp đồng trong điều kiện cho phép của quyền hạn, ở công ty Dược Phó tổng giám đốc thực hiện kí kết các hợp đồng liên quan đến bộ phận mình phụ trách hay các mảng quản lí của mình.

+ Có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ nhân viên trong bộ phận mình phụ trách cũng như tổ chức lại hệ thống các phòng mà mình quản lí.

+ Không có quyền thay đổi các chức vụ trưởng và các phó phòng có liên quan .

+ Quản lí các phòng: Marketing, phòng Kế Hoạch Kinh Doanh Nhập Khẩu và Sản Xuất, phòng Kinh Doanh Dược Liệu, Hệ Thống Chi Nhánh, phòng Vận Chuyển Và Kho Vận.

+ Thực hiện thay mặt Tổng giám đốc giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của các phòng ban trong công ty.

 Vai trò của các phòng ban trong công ty :

+ Phòng Tổ Chức- Hành Chính: là đơn vị hành chính tổng hợp của công ty, có chức năng đảm nhiệm các công tác quản lí sản xuất kinh doanh và quản lí các hoạt động hành chính xã hội. Đây là bộ phận có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc về vấn đề ngoại giao, công tác cán bộ, vấn đề tiền lương của cán bộ công nhân viên, hành chính chính trị, y tế, giáo dục, bảo vệ và kiểm tra cũng như thực thi các hoạt động chính sách cũng như các văn bản pháp luật hiện hành.

+ Phòng Kế Toán- Tài Vụ: Là phòng có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc quản lí các vấn đề liên quan đến tài chính, kế toán của công ty, với nhiệm vụ sử dụng vốn một cách có hiệu quả, hợp lí, đúng chế độ, chính sách, phục vụ cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

+ Phòng Xuất Khẩu: Là phòng tham mưu, tư vấn cho Ban giám đốc các vấn

đề liên quan đến việc xuất khẩu thuốc sang các thị trường như Lào, Mianma, Liên Bang Nga… Đồng thời nghiên cứu tìm kiếm các thị trường mới và là nơi giải quyết các vấn đề liên quan đến việc khiếu nại cho các thị trường xuất khẩu.

+ Phòng Nghiên Cứu và Phát Triển: Là phòng tham mưu cho Ban giám

đốc, thực hiện các chức năng bao gồm: Công tác xây dựng kế hoạch hoàn thiện cải tiến các sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh, định hướng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới theo nhu cầu của thị trường

+ Phòng Đảm Bảo Chất Lượng: Là phòng có chức năng kiểm tra chất

lượng cũng như số lượng của các lô hàng sản xuất ra. Khi phát hiện các lỗi của các sản phẩm phòng còn có chức năng thông báo cho bộ phận tổ chức yêu cầu ngừng ngay việc tiêu thụ cũng như thu hồi mặt hàng bị lỗi cũng như có quyền yêu cầu bộ phận kiểm tra ngừng ngay việc sản xuất lô hàng đó. Ngoài ra phòng còn đảm nhận chức năng kiêm kỉ thuật máy móc trong công ty.

+ Nhà máy sản xuất thuốc số 1- 358 Giải Phóng - Hà nội: Có chức sản

xuất các mặt hàng thuốc như: Artesunat; Artemisimin; Mediphylamin; Conmazin; Atexsick;…

+ Xưởng Hoá Dược Mĩ Đình- Hà Nội: Có chức năng sản xuất thuốc:

Conmafil; kem bôi da Metid; thuốc ho Bổ Phế; Becberinclorid;…

+Nhà máy Dược Phẩm Số 2 Mê Linh Vĩnh Phúc: có chức năng sơ chế và

trực tiếp sản xuất thuốc như: Bào chế tinh dầu Bạc Hà; Sản xuất thuốc kẽm Pokysan; Sơ chế Thanh Tao Hoa Vàng phục vụ cho việc sản xuất thuốc chống sốt rét; Sản xuất thuốc chữa bệnh ung thư Mediphylamin,…

+ Phòng Marketting: thực hiện các hoạt động Marketting, đây là phòng có

chức năng đặc biệt bởi nó đảm nhiệm nhiều công việc vì thế phòng này còn được chia làm nhiều bộ phận khác nhau như: Tổ Marketting, Tổ Nghiên Cứu Thị Trường, Tổ Bán Hàng, Các Cửa Hàng. Trong đó: Tổ Marketting có chức năng thực hiện các hoạt động marketing, quảng bá thuốc ở thị trường trong nước; Tổ Nghiên Cứu Thị Trường có chức năng nghiên cứu nhu cầu của thị trường đồng thời phát hiện và liên hệ để mở rộng thị trường mới ngoài các thị trường truyền thống; tổ Bán Hàng Và Cửa Hàng thực hiện chức năng đảm nhiệm bán sản phẩm thuốc ra thị trường và liên hệ với các bộ phận khác để thực hiện tốt phần việc của từng tổ.

+ Phòng Kế Hoạch Nhập Khẩu và Sản Xuất: Đây làm phòng có vai trò

đảm nhiệm tham mưu cho Ban giám đốc cũng như trưởng các chi nhánh kinh doanh của công ty trong việc kinh doanh ở thị trường trong nước các mặt hàng nhập khẩu cũng như thực hiện liên hệ giữa bộ phận nghiên cứu thị trường với bộ phận sản xuất trong việc sản xuất thuốc cung ứng đúng và đủ ra thị trường trong nước từ đó xây dựng kế hoạch nhập khẩu thuốc cũng như sản xuất thuốc.

+ Phòng Kinh Doanh Dược Liệu: Tư vấn và tham mưu cho Ban giám đốc trong vấn đề quản lí nguồn dược liệu và đồng thời đảm nhận việc kinh doanh dược liệu với các công ty thuốc cũng như người tiêu dùng cần mua dược liệu về mà mới chỉ qua sơ chế chưa qua sản xuất.

+ Hệ Thống Chi Nhánh: Đây là bộ phận không thể thiếu của một công ty sản xuất và kinh doanh nói chung và công ty dược phẩm trung ương MEDIPLANTEX nói riêng. Hệ thống này liên quan đến kênh phân phối của công ty, trong mỗi hệ thống có tổ chức khác nhau đảm nhận nhiệm vụ kinh doanh ở thị trường nhất định theo yêu cầu của công ty. Bao gồm các hê thống ở các tỉnh: Hải Phòng; Hà Tĩnh; Hà Nội; BẮc Giang; Thanh Hoá; Vĩnh Phúc, Thái Bình; Thành Phố Hồ Chí Minh; Đắc Lắc.

+ Phòng Vận Chuyển Và Kho Vận: Là bộ phận chịu trách nhiệm trước Ban

giám đốc trong việc trong việc bảo quản hàng hoá, thuốc men. Cũng như chiu trách nhiệm trong việc vận chuyển hàng hoá từ công ty và các cơ sở sản xuất của công ty tới hệ thống chi nhánh cũng như các dược liệu chưa qua sơ chế về các cơ sở sản xuất.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w