Đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ tín dụng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phòng ngừa rủ ro tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại MB (Trang 75)

I. Một số giải pháp cơ bản nhằm hạn chế rủi ro tín dụng

5.2. Đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ tín dụng

Đây là biện pháp nhằm phân tán rủi ro đã đợc các Ngân hàng trên thế giới áp dụng một cách có hiệu quả. Các Ngân hàng Thơng mại ở Việt nam có đến 90% tài sản nợ là đầu t trực tiếp nên khả năng rủi ro rất cao. Vì thế, muốn hạn chế đợc rủi ro tín dụng thì việc đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ tín dụng rất cần đợc cọi trọng. Có đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ thì Ngân hàng mới có thêm lợi nhuận mà các dịch vụ đem lại. Năm 2001, tổng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ chiếm 9% so với tổng doanh thu ( năm 2000 tỷ lệ này là 4%). Mặc dù kết quả còn kiêm tốn nhng đã cho thấy tầm quan trọng của việc mở rộng các loại hình dịch vụ Ngân hàng.

Muốn đạt đợc mục đích đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, Ngân hàng phải tăng cờng trang bị các thiết bị hiện đại nh: máy vi tính, máy Fax, cũng nh cơ sở vật chất, thiết bị kho tàng. Đồng thời phải đào tạo, nâng cao trình độ ngoại ngữ, vi tính, thu thập thông tin thị thờng cho cán bộ Ngân hàng.…

Ngân hàng nên thiết lập mối quan hệ với các trung tâm môi giới, t vấn pháp luật để triển khai thực hiện các nhiệm vụ t vấn, môi giới đầu t, bảo quản, cất giữ tài sản quý hiếm, cho thuê két, tín dụng thuê mua, liên doanh liên kết... Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào thị trờng vốn, thị trờng chứng khoán.

Ngân hàng phải từng bớc chuyển dịch cơ cấu đầu t vốn từ bán lẻ sang bán buôn, mở rộng và phát triển các dịch vụ đã có nh thanh toán Quốc tế, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán L/C Khi hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ mới,… Ngân hàng không những thích nghi với nhu cầu của quá trình tái sản xuất mà bằng con đờng đa dạng hoá việc cung ứng tín dụng sẽ thu hút đợc nhiều khách hàng, qua đó tăng thêm thu nhập cho mình và có một nguồn nhất định để bù đắp những rủi ro tín dụng mà Ngân hàng gặp phải. Tuy nhiên, muốn đa dạng hoá dịch vụ Ngân hàng đòi hỏi Ngân hàng phải có một khoản chi phí lớn về tiền của vì nó phụ thuộc vào quá trình Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng cả về máy móc thiết bị lẫn trình độ tinh thông nghiệp vụ mới của các cán bộ Ngân hàng.

5.3. Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, khách hàng vừa là ngời cung cấp nguồn vốn cho hoạt động tín dụng, đồng thời cũng là ngời sử dụng nguồn vốn này,

nên khách có ý nghĩa rất quan trọng. Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách giúp Ngân hàng có điều kiện nắm vững các thông tin có liên quan tới khách hàng, các Ngân hàng sẽ có đối sách thích hợp để có thể đứng vững trong môi trờng cạnh tranh.

Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng sẽ giúp Ngân hàng:

- Đánh giá đúng chất lợng khách hàng, tiết kiệm đợc chi phí thẩm định và kiểm tra giám sát. Thông qua việc quan hệ tín dụng một cách thờng xuyên, Ngân hàng có thể nắm bắt đợc những thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Căn cứ vào số d trên tài khoản của họ, Ngân hàng sẽ biết đợc khả năng tiềm tàng và chu kỳ sử dụng vốn, tiền mặt cũng nh quan hệ khách hàng với các khách hàng khác trong việc mua nguyên liệu tiêu thụ sản phẩm…

Đây là cách tốt nhất để thu thập các thông tin về khách hàng và là cơ sở để Ngân hàng tiết kiệm đợc chi phí cho việc thẩm định, sàng lọc thông tin, tránh đợc rủi ro về đạo đức, kế hoạch hoá đợc nguồn cũng nh các chi phí giám sát khách hàng khi đã có sẵn phơng thức giám sát khách hàng.

- Thu hút vốn để củng cố đầu vào mở rộng đầu ra theo đúng yêu cầu của khách hàng. Thông qua mối quan hệ lâu bền với khách hàng, Ngân hàng có thể huy động đợc một khối lợng nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng. Sự am hiểu của khách hàng sẽ làm cho Ngân hàng hiểu rõ nhu cầu của khách hàng về loại tín dụng, khối l- ợng tín dụng, giá cả cho vay để có kế hoạch bố trí nguồn vốn kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng. Do tiết kiệm đợc chi phí trong thẩm định, kiểm tra giám sát khách hàng nên Ngân hàng sẽ có đủ điều kiện để hạ lãi suất cho vay, điều đó sẽ cuốn hút đợc khách hàng, làm cho khách hàng gắn bó hơn với Ngân hàng. Mối quan hệ không những ngày càng củng cố đối với khách hàng sẽ càng có cơ hội để nâng cao đợc chất lợng tín dụng.

- Đề ra chính sách chiến lợc, kế hoạch tác nghiệp trong từng thời kỳ và xu hớng phát triển hoạt động Ngân hàng trong tơng lai để không ngừng thích nghi với sự biến động của thị trờng, tìm kiếm cơ hội không ngừng nâng cao chất lợng tín dụng và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

Có điều kiện giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, nhất là rủi ro về đạo đức để vơn tới sự hoàn thiện về chất lợng tín dụng, nhằm tạo dựng đợc hình ảnh biểu t- ợng tốt của Ngân hàng trên thị trờng.

Để thiết lập đợc mối quan hệ tốt lâu bền với khách hàng, Ngân hàng phải có kế hoạch củng cố và nâng cao chất lợng hoạt động, đề cao uy tín của Ngân hàng trên thị trờng, thông qua việc cải thiện và mở rộng thêm nhiều hình thức phục vụ, đổi mới

tác phong kinh doanh, thu hút thêm nhiều khách hàng đối với Ngân hàng nh những ngời bạn tin cậy.

II. Những tiền đề để thực hiện các giải pháp nêu trên1. Về phía nhà Nớc 1. Về phía nhà Nớc

- Trong tình hình và điều kiện mới của nớc ta hiện nay, các chính sách kinh tế cần phải có những chuyển biến sao cho phù hợp với quy luật kinh tế-xã hội và thực tế khách quan . Vì vậy, về cơ chế, chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng nh đối với các tổ chức khác, cá nhân cần đợc nghiên cứu cải tiến cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho bên vay hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Những đề xuất cụ thể là:

+ Việc định thời hạn cho vay vốn để bổ sung vốn lu động thiếu cho doanh nghiệp cần quy định sao cho phù hợp với cả các doanh nghiệp có thời gian luân chuyển vốn của một chu kỳ sản xuất kinh doanh dài hơn 12 tháng.

+ Về điều kiện đảm bảo nợ vay, ngoài hình thức thế chấp, cầm cố, bảo lãnh hiện hành cần có quy chế đảm bảo nợ bằng chính tài sản hình thành có sự tham gia của vốn vay.

+ Về nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng: Cần có cơ chế huy động vốn để đầu t cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn sao cho đảm bảo đáp ứng đúng và phù hợp với từng loại đối tợng của các doanh nghiệp và áp dụng thời hạn cho vay phù hợp với thời gian luân chuyển vốn của đối tợng vay, tránh tình trạng tổ chức tín dụng gò ép doanh nghiệp vay vốn phải trả nợ theo thời hạn mà tổ chức tín dụng áp đặt chủ quan; không căn cứ vào thời gian thu hồi vốn của dự án do tuỳ thuộc vào tính chất nguồn vốn của tổ chức tín dụng.

+ Để nâng cao khả năng an toàn, hiệu quả và chất lợng hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng. Đề nghị cơ quan Nhà nớc giao chức năng thẩm định và cấp giấy phép đầu t cho các dự án. Khi thẩm định dự án cần cân đối nhu cầu thị trờng với việc cung cấp sản phẩm khi các dự án đầu t đi vào hoạt động trên phạm vi tổng thể toàn quốc, để đảm bảo sự cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong thời gian mà dự án đầu t đi vào hoạt động. Cơ quan thẩm định dự án đầu t phải chịu trách nhiệm về tính hiệu quả kinh tế của dự án do cơ quan đó thẩm định và cấp giấy phép đầu t. Đồng thời các Ngân hàng cũng cần phải nâng cao chất lợng thẩm định các dự án đầu t để cho vay có hiệu quả, cần đặc biệt chú trọng tham khảo các thông tin do trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cung cấp.

+ Về xử lý các khoản nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan, cần tránh việc bao cấp cho các tổ chức tín dụng nh hiện nay là khonh nợ, xoá nợ, để nâng cao trách nhiệm của các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng đợc hởng chế độ thu nhập theo đúng với thành quả và chất lợng kinh doanh của đơn vị mình tuỳ theo kết quả năm tài chính.

- Tăng cờng biện pháp quản lý Nhà nớc đối với các doanh nghiệp, có biện pháp hữu hiệu buộc doanh nghiệp phải chấp hành đúng Pháp lệnh kế toán thống kê và chế độ kiểm toán bắt buộc để đảm bảo thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính đợc phản ánh một cách đầy đủ, chính xác, nhằm đảm bảo an toàn vốn vay của ngân hàng.

- Các cấp cần tiến hành và soát lại các doanh nghiệp đã đợc thành lập để cân đối giữa vốn và ngành nghề kinh doanh, đảm bảo nhiệm vụ kinh doanh phù hợp với thực lực của doanh nghiệp trên các mặt: Vốn, công nghệ lao động, môi trờng. Đảm bảo tính đồng bộ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tạo diều kiện cho hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao.

- Đề nghị Chính phủ, các ngành pháp luật và chính quyền địa phơng có biện pháp ngăn chặn để xoá bỏ các tổ chức cá nhân kinh doanh tiền tệ, tín dụng trái phép dới mọi hình thức. Mọi tổ chức và cá nhân chỉ đợc vay vốn và đợc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức. Mọi hình thức vay vốn và huy động vốn từ các tổ chức cá nhân không đợc Nhà nớc cấp giấy phép đều vi phạm pháp luật, cần đợc xử lý nghiêm minh nh các hành vi buôn lậu và kinh doanh trái phép.

2. Đối với Ngân hàng Nhà nớc Việt nam

- Môi trờng kinh doanh của các Ngân hàng Thơng mại đòi hỏi phải có hành lang pháp lý là vấn đề cơ bản. Mặc dù hệ thống luật pháp hiện nay đã đợc cải thiện đáng kể, đợc đánh dấu bằng sự ra đời của bộ Luật ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng, tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều vấn đề vớng mắc. Vì vậy, Ngân hàng Nhà n- ớc cần tập trung nỗ lực hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý qui định liên quan đến hoạt động Ngân hàng nói chung, tín dụng ngân hàng nói riêng, bảo đảm công tác quản lý Nhà nớc đối với ngành Ngân hàng vừa toàn diện, vừa chặt chẽ trên cơ sở tiến bộ và hiệu quả, nhằm nâng cao chất lợng tín dụng của các Ngân hàng Thơng mại.

- Đối với cơ chế trích lập dự phòng và xử lý rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng Thơng mại: ngày 8/2/1999, ngân hàng Nhà nớc Việt nam đã ban hành Quyết định số 48/1999/QĐ- NHNN5 về việc ban hành qui định về việc phân loại tài sản Có, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các

tổ chức tín dụng. Theo quyết định này thì tổ chức tín dụng chỉ đợc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro sau khi đã tận thu mọi khoản phải thu, yêu cầu ngời bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ, phát mại tài sản thế chấp, cầm cố nếu có và các biện pháp khác theo qui định của pháp luật để thu nợ. Nhng thực tế tồn tại nhiều trờng hợp là sau khi tận thu mọi khoản thu, tổ chức tín dụng không thể phát mại tài sản đành phải treo nợ nhiều năm, những khoản nợ này nên đợc xử lý bằng dự phòng rủi ro để làm trong sạch cân đối tín dụng của ngân hàng trớc khi kiểm toán, còn tài sản thế chấp cầm cố sẽ đợc theo dõi riêng để thanh lý thu hồi khi có điều kiện. Nên chăng Ngân hàng Nhà nớc nên nới lỏng qui định về sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, giúp lành mạnh tình hình tài chính của các ngân hàng.

- Ngân hàng Nhà nớc cần rà soát các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao chứ không đơn thuần là hớng dẫn nghiệp vụ. Nâng cao hiệu lực thanh tra và quản lý của Ngân hàng Nhà nớc trong việc khắc phục những khuyết điểm, xử ký kiên quyết những sai phạm đã đợc phát hiện và chủ động có giải pháp đồng bộ với các ngành liên quan.

2. Đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế

- Doanh nghiệp và Ngân hàng có mối quan hệ biện chứng, doanh nghiệp cần Ngân hàng để giải quyết vấn đề thiếu vốn hoặc d vốn còn Ngân hàng tồn tại đợc nhờ hoạt động kinh doanh tiền tệ mà chủ yếu là hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Thu nhập của các Ngân hàng chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Do vậy vấn đề cố gắng hạn chế rủi ro tín dụng không chỉ là nhiệm vụ của các Ngân hàng Thơng mại mà nó còn là nhiệm vụ trọng tâm của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có những biện pháp để tự củng cố mình, sản xuất kinh doanh có hiệu quả để trả nợ đủ và đúng hạn cho Ngân hàng. Vấn đề phòng ngừa rủi ro tín dụng có ý nghĩa quyết định cho cả Ngân hàng và doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp cần phải đổi mới cách nghĩ, cách làm; đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nớc. Có vay có trả, không nên nghĩ Ngân hàng là cái “mỏ” để cho mình đào bới. Phải xác định rằng khi đã đi vay là phải có trách nhiệm hoàn trả bằng mọi cách, không nên đi vay cho mục đích này lại sử dụng vào những mục đích khác, khi đến hạn trả nợ thì không muốn trả. Đây cũng là hệ quả của nền kinh tế bao cấp để lại.

- Ngoài ra cần phải cải thiện tình hình tài chính; trung thực trong việc lập báo caó kết quả sản xuất kinh doanh, dự án đầu t khả thi và tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng kiểm tra, khảo sát tình hình sử dụng vốn vay. Các doanh nhiệp cần phải năng động trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, đổi mới trang thiết bị, nghiên cứu thị trờng đa ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Có nh thế thì các doanh nghiệp mới có khả năng trả nợ Ngân hàng cũng nh trang trải các phí tổn cho chính mình.

- Các doanh nghiệp muốn đứng vững trong nền kinh tế thị trờng phải nâng cao chất lợng quản lý sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động; phải lựa chọn đợc ngời lãnh đạo cũng nh ngời cán bộ giỏi, sáng suốt trong công việc, nhạy bén với thị trờng, có trình độ chuyên môn cao. Có thể nói năng lực, uy tín của ban lãnh đạo doanh nghiệp là điều kiện tốt để Ngân hàng xem xét các khoản đầu t của mình.

Kết luận

Trong quá trình phát triển của một đất nớc, hệ thống Ngân hàng Thơng mại đóng vai trò rất quan trọng. Các Ngân hàng Thơng mại góp phần điều hoà lợng tiền trong lu thông giúp ổn định giá cả, chống lạm phát; cung cấp các dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế giúp quá trình sản xuất - trao đổi - tiêu dùng diễn ra trôi chảy hơn. Ngân hàng Thơng mại huy động với mọi nguồn vốn trong nền kinh tế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh , thực hiện việc tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và theo chiều sâu. Thực hiện tốt việc tự do di chuyển vốn từ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phòng ngừa rủ ro tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại MB (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w