Kiến nghị với Nhà nớc và các cơ quan hữu quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp dân doanh tại VIB Đống đa (Trang 80 - 83)

- Vốn tự có của Ngân hàng còn hạn chế cho nên việc huy động vốn trên thị trờng cũng nh khả năng cấp tín dụng cho DNDD còn gặp nhiều khó

3.3.1.Kiến nghị với Nhà nớc và các cơ quan hữu quan

3.3.1.1 Về vấn đề quyền sử dụng đất

Quyền sử dụng đất là tài sản đảm bảo tiền vay chủ yếu của các DNDD, và đây cũng chính là điểm yếu của các DNDD này. Các DNDD đa số đều có diện tích đất sử dụng nhỏ bé, nhiều doanh nghiệp không có đủ diện tích đất để tiến hành hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà xởng. Tuy hiện nay đã có nhiều khu công nghiệp đợc xây dựng nhng đối với các DNDD (trừ các doanh nghiệp liên doanh) thì việc tìm kiếm một chỗ trong khu công nghiệp là một điều rất khó. Mặt khác các giấy tờ có liên quan để đ- ợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất phức tạp. Tại nớc ta chỉ đợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bởi đất đai là tài sản của toàn dân, và việc chuyển đổi quyền sử dụng này cũng bị hạn chế tối đa thông qua việc đánh thuế trớc bạ rất cao. Hậu quả là quyền sử dụng đất thờng đợc chuyển nhợng không công khai, giá đất thiếu ổn định, đến tay doanh nghiệp thì các giấy tờ cần thiết cũng không còn. Do đó, đề nghị Nhà nớc và sở địa chính có các biện pháp khẩn trơng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các DNDD có đủ điều kiện thế chấp cho ngân hàng, giảm tối đa các thủ tục phiền hà không cần thiết trong việc cấp sổ đỏ, cải tiến thủ tục và rút ngắn thời gian.

Đã có câu danh ngôn nói rằng thuế và cái chết là hai thứ mà ngời ta biết chắc rằng sẽ gặp phải trong đời. Và cũng nh ở mọi nơi trên thế giới, thuế không phải là thứ đợc các doanh nghiệp tại Việt Nam ái mộ. Tuy nhiên nhìn chung khi đã đứng ra thành lập doanh nghiệp, những ngời chủ doanh nghiệp biết chắc là mình sẽ phải quan tâm đến vấn đề thuế, họ xác định là sẽ nộp thuế, và mức thuế họ phải nộp là tơng đối hợp lý và công bằng.

Song vấn đề tồn tại của hệ thống thuế không phải là mức thuế mà vấn đề chính là sự bất hợp lý của hệ thống thuế và cách quản lý. Sự bất hợp lý này thể hiện ở chỗ có quá nhiều loại thuế và các mức thuế khác nhau. Các DNDD thờng phải nộp ba loại thuế chính là thuế doanh thu (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt. Mỗi loại thuế lại có nhiều mức khác nhau, ví dụ nh thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25 đến 45%. Do có nhiều loại thuế và có nhiều mức thuế suất cho nên trong quản lý hệ thống thuế, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chế độ nhiều hệ thống sổ sách kế toán và nói chung là tránh công khai hồ sơ tài chính của mình. Hậu quả là công tác thu thuế không đạt, thiếu công bằng, mà còn tác động xấu đến công tác kế toán l- u trữ hồ sơ tài chính. Do đó, đề nghị Nhà nớc và Bộ tài chính cùng các cơ quan thuế nên thực hiện cải tiến hệ thống thuế sao cho gọn nhẹ, không chồng chéo, không phân biệt đối xử mức thuế phải nộp giữa DNDD và doanh nghiệp quốc doanh, rút ngắn khoảng cách giữa các mức thuế.

3.3.1.3. Công tác kiểm tra, giám sát

+Tăng cờng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các DNDD, đặc biệt trong việc quản lý sổ sách kế toán.

+ Tiếp tục ban hành và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam + Yêu cầu các DNDD có vốn tự có trên 5 tỷ đồng hàng năm phải thực hiện kiểm toán.

3.3.1.4.Hệ thống pháp luật và công tác thi hành pháp luật

+ Tạo dựng một môi trờng pháp lý đầy đủ và công bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của DNDD theo các nội dung sau:

Tiến hành sửa đổi Luật doanh nghiệp theo hớng luật này điều chỉnh chung cho tất cả các đối tơng doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu. Đây sẽ là bớc đầu để hình thành nên một sân chơi pháp lý công bằng cho tất cả các doanh nghiệp.

Ban hành và bổ sung các bộ luật nh luật đất đai, pháp lệnh về thơng phiếu, hối phiếu, luật chống độc quyền kinh tế, luật tố tụng, khởi tụng, khiếu nại tố cáo.

Không hình sự hoá các quan hệ kinh tế – dân sự trong quan hệ vay mợn giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

+ Các thủ tục toà án cần sớm điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với điều kiện mới, đảm bảo tiến hành điều tra một cách nhanh chóng, tránh gây tình trạng lãng phí thời gian. Các bản án có hiệu lực cần phải tiến hành thi hành án nhanh chóng, xử lý kịp thời các phát sinh trong quá trình thực hiện để đảm bảo quyền lợi của ngân hàng. Toà án cũng nên tạo điều kiện để giảm thiểu những rắc rối trong việc xử lý tài sản đảm bảo để ngân hàng thu hồi vốn.

3.3.1.5. Hỗ trợ các DNDD phát triển

+ Hình thành quỹ bảo lãnh vay vốn cho các DNDD, trong đó các DNDD là thành viên của quỹ khi vay vốn dới 100 triệu không phải có tài sản đảm bảo nhng phải đáp ứng đợc yêu cầu của ngân hàng về cho vay không có tài sản đảm bảo.

+ Khuyến khích đầu t t nhân vào mọi ngành nghề, đặc biệt trong các ngành có hớng xuất khẩu.

+ Chính phủ điều tiết giá của một số ngành độc quyền nh điện, nớc, c- ớc phí bu chính để giảm giá thành đầu vào của DNDD, đồng thời có chính sách hỗ trợ về giá khi cần thiết.

3.3.1.6. Vấn đề công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo

Hiện nay, tài sản của khách hàng khi đem cầm cố, thế chấp cho Chi nhánh đều phải qua các thủ tục công chứng Nhà nớc và đăng ký giao dịch đảm bảo. Do đó thời gian để hoàn tất một bộ hồ sơ đảm bảo tài sản là khá lâu, do khối lợng giấy tờ cần hoàn thiện lớn, mặt khác các phòng công chứng Nhà nớc trên địa bàn Hà Nội đã quá tải. Vì vậy, Nhà nớc nên có các cải tiến về thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo theo hớng một cửa, gọn nhẹ và nhanh chóng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các công chứng viên.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp dân doanh tại VIB Đống đa (Trang 80 - 83)