Ưu nhược điểm của WiMAX

Một phần của tài liệu Cấu trúc khung MAC trong các chế độ hoạt động của WiMAX (Trang 37 - 40)

8.2 Ưu điểm

Được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn IEEE.802.16, WiMAX là hệ thống đa truy nhập không dây băng rộng dùng công nghệ OFDM với cả hai kiểu đường truyền Line- of-Sight (LOS) và Non-Line-of-Sight (NLOS). Hệ thống WiMAX có một vài ưu điểm sau:

• Khả năng triển khai nhanh

Triển khai nhanh, chi phí thấp: So sánh với triển khai các giải pháp có dây, WiMAX yêu cầu ít hoặc không có bất cứ sự xây dựng thiết lập bên ngoài. Ví dụ, đào hố để tạo rãnh các đường cáp thì không yêu cầu. Ngoài ra, dựa trên các chuẩn mở của

WiMAX, sẽ không có sự độc quyền về tiêu chuẩn này, dẫn đến việc cạnh tranh của nhiều nhà sản xuất, làm cho chi phí đầu tư một hệ thống giảm đáng kể.

• Cấu trúc mềm dẻo

WiMAX hỗ trợ các cấu trúc hệ thống bao gồm điểm – đa điểm, công nghệ lưới (mesh) và phủ sóng khắp mọi nơi. Điều khiển truy nhập môi trường – MAC, phương tiện truyền dẫn hỗ trợ điểm – đa điểm và dịch vụ rộng khắp bởi lập lịch một khe thời gian cho mỗi trạm di động (MS). Nếu có duy nhất một MS trong mạng, trạm gốc (BS) sẽ liên lạc với MS trên cơ sở điểm – điểm. Một BS trong một cấu hình điểm – điểm có thể sử dụng anten chùm hẹp hơn để bao phủ các khoảng cách xa hơn.

• Khả năng mở rộng

Để thực hiện dễ dàng việc triển khai hệ thống WiMAX ở cả dải tần cấp phép và dải tần miễn phí, chuẩn 802.16 cung cấp một cách linh động các băng thông kênh truyền. Cụ thể chuẩn 802.16 -2004 hỗ trợ các dải thông kênh tần số vô tuyến mềm dẻo và sử dụng lại các kênh tần số này như là một cách để tăng dung lượng mạng. Chuẩn cũng định rõ hỗ trợ đối các phép đo chất lượng kênh như các công cụ thêm vào để hỗ trợ sử dụng phổ hiệu quả. Chuẩn đã được thiết kế để đạt tỷ lệ lên tới hàng trăm thậm chí hàng nghìn người sử dụng trong một kênh vô tuyến. Hỗ trợ nhiều kênh cho phép các nhà chế tạo thiết bị cung cấp một phương tiện để chú trọng vào phạm vi sử dụng phổ và những quy định cấp phát được nói rõ bởi các nhà vận hành trong các thị trường quốc tế thay đổi khác nhau.

• Phạm vi bao phủ

WiMAX hỗ trợ các điều chế đa mức, bao gồm BPSK, QPSK, 16-QAM, và 64- QAM. Khi được trang bị với một bộ khuếch đại công suất lớn và hoạt động với điều chế mức thấp như BPSK hoặc QPSK, các hệ thống WiMAX có thể bao phủ một vùng địa lý rộng khi giữa BS và SS không bị vật cản. Để hỗ trợ một cách mạnh mẽ và linh động các mô hình điều chế, WiMAX cũng cung cấp các công nghệ làm tăng phạm vi bao phủ, bao gồm kĩ thuật cấu hình lưới, chuyển tiếp kết hợp với hệ thống anten thông minh.

Tính năng hỗ trợ trong lớp MAC của chuẩn 802.16 cho phép một nhà điều hành mạng có thể cung cấp đồng thời nhiều loại dịch vụ. Có 4 loại dịch vụ được hỗ trợ: dịch vụ cấp phát tự nguyện (UGS), dịch vụ hỏi vòng thời gian thực (rtPS), dịch vụ hỏi vòng không thời gian thực (nrtPS), nỗ lực tốt nhất (BE). Khả năng cung cấp dịch vụ thoại là đặc biệt quan trọng, nhất là trong môi trường toàn cầu như hiện nay. Chính vì vậy WiMAX cung cấp các thành phần đảm bảo QoS cho phép triển khai các dịnh vụ thoại, video với độ trễ thấp.

• Bảo mật cao

WiMAX hỗ trợ AES (chuẩn mã hóa tiên tiến) và DES (trong đó là chuẩn mã hóa số liệu). Bằng cách mật mã hóa các liên kết giữa BS và SS, WiMAX cung cấp các thuê bao riêng nhằm mục đích chống nghe trộm và bảo mật trên giao diện không dây băng rộng. Bảo mật cũng cung cấp cho các nhà khai thác sự bảo vệ mạnh mẽ, chống sử dụng trộm dịch vụ. WiMAX cũng được xây dựng hỗ trợ VLAN, và cung cấp sự bảo vệ dữ liệu được truyền bởi các người sử dụng khác nhau trên cùng một BS. Tính năng bảo mật được tích hợp sẵn trong chuẩn 802.16 cung cấp một cơ chế truyền thông tin cậy và an toàn. Chuẩn 802.16 định nghĩa riêng một lớp con cho bảo mật thuộc lớp MAC gọi là Secure-Sublayer.

9. Nhược điểm

Với bất kỳ hệ thống truyền thông vô tuyến nào thì ảnh hưởng của môi trường truyền sóng là không thể tránh khỏi, hệ thống WiMAX cũng có những hạn chế về đường truyền:

• Ảnh hưởng của thời tiết xấu, mưa to có thể làm gián đoạn các dịch vụ. • Các sóng vô tuyến điện lân cận có thể gây nhiễu với kết nối WiMAX, và

là nguyên nhân gây ra sự suy giảm dữ liệu trên đường truyền hoặc làm mất kết nối.

• Dải tần WiMAX sử dụng không tương thích tại nhiều quốc gia, làm hạn chế sự phổ biến công nghệ rộng rãi.

• Tuy được gọi là chuẩn công nghệ nhưng thật sự chưa được “chuẩn” do hiện nay trên thế giới đang sử dụng gần 10 chuẩn công nghệ khác nhau. Theo diễn đàn WiMAX có khoảng 12 hãng phát triển chuẩn WiMAX được chứng nhận bao gồm : Alvarion, Selex Communication, Airspan,

Proxim Wilreless, Redline, Sequnas, Siemens, SR Telecom, Telsim, Wavesat, Aperto, Axxcelera.

Một phần của tài liệu Cấu trúc khung MAC trong các chế độ hoạt động của WiMAX (Trang 37 - 40)