Rau quả xuất khẩu từ Việt Nam chủ yếu vận chuyển bằng hai con đường là hàng không và đường biển. Hiện nay, rau quả của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu đến các nước và vùng lãnh thổ Đông Nam Á như: Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông, Singapore... và một số nước châu Âu như: Pháp, Đức, Hà Lan, Anh... Những thị trường này đều đánh giá cao chất lượng cũng như tiềm năng của rau quả Việt Nam. Những mặt hàng đang xuất khẩu mạnh: thanh long, dứa tươi, cam, vải thiều, nhãn, suplơ trắng, súp lơ xanh, khoai tây, ớt... Hầu hết sản phẩm xuất khẩu là rau quả tươi, chưa qua chế biến. Những rau quả nhiệt đới, trái vụ đang là thế mạnh của Việt Nam và Thái Lan khi xuất sang thị trường Trung Quốc. Giá xuất khẩu thường thấp hơn thị trường bán lẻ trong nước, vì xuất với số lượng nhiều, và sản phẩm phải bảo quản lâu nên giảm chất lượng, chẳng hạn thời điểm hiện tại: ớt tươi có giá FOB 0,6 USD/kg (giá trong nước là 12.000 đồng/kg); thanh long FOB 0,37 USD/kg (giá trong nước tại chợ Long Biên 8.000đồng/kg).
Thứ nhất: Việt Nam là một nước có tiềm năng về phát triển rau quả. Với
khí hậu nhiệt đới và ôn đới cùng 7 vùng sinh thái khác nhau, Việt Nam có khả năng trồng luân canh nhiều loại rau và cây ăn quả phong phú, đa dạng. Ở trung du và miền núi phía Bắc có thể trồng hồng, đào, chuối, dứa, vải, đậu côve, súp lơ xanh, su hào, khoai tây… Đồng Bằng Sông Hồng có thể trồng nhãn, cam, quýt, na, chuối và các loại rau vụ đông (bắp cải, cà chua, cà rốt…) và các loại rau mùa hè (bí xanh, rau muống, dưa chuột…). Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có thể trồng vải, nhãn, xoài, sầu riêng, măng cụt, cam, quýt, dứa… Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên trồng dứa, chuối, mít, chôm chôm, thanh long, bơ… Với những thuận lợi trên rau quả Việt Nam đã đáp ứng phần nào nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân Đài Loan.
Thứ hai: Rau quả của Việt Nam xuất sang Đài Loan vẫn bảo đảm được độ
tươi mới và hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Đó là lý do khoảng cách vận chuyển từ Việt Nam sang Đài Loan ngắn, giao thông vận tải giữa hai nước cũng dễ dàng. Với hệ thống giao thông đường sắt, đường sông, đường hàng không dày đặc… có thể tiến hành nhiều cách để vận chuyển trao đổi hàng hóa. Vì thế mà hai bên có nhiều khu buôn bán tự do hơn.
Thứ ba: Việt Nam đã bắt tay vào xây dựng nhiều vùng chuyên canh sản
xuất rau quả xuất khẩu tạo nên nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định lâu dài. Thêm vào đó Chính phủ và các doanh nghiệp của Việt Nam đang tiến hành đầu tư cho sản xuất và xuất khẩu. Bắt dầu từ lúc chọn giống đến khi sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản cả về chất lượng lẫn số lượng để có thể xuất khẩu sang Đài Loan với chất lượng tốt nhất; giúp rau quả Việt Nam có thị phần ngày càng lớn trên thị trường Đài Loan.
Thứ tư: Cả Việt Nam và Đài Loan đều là hai thị trường tiềm năng chưa
được khai thác hết. Việc buôn bán giữa hai bên sẽ còn lớn mạnh hơn trước rất nhiều. Thờ gian gần đây tiềm lực hai nước đều được đánh giá cao trên thị trường thế giới về khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và khả năng cung cầu đều rất lớn, tăng cường không ngừng. Đặc biệt thị trường Đài Loan là một điểm thu hút mới, các nhà đầu tư đã nhận thấy rằng sự năng động, nhạy bén và đầy tiềm năng khiến Đài Loan trở thành điểm đến của nền kinh tế thế giới và cũng là mối lo cho các nước cường quốc khác. Đài Loan là thị trường mà chúng ta có thể xuất khẩu một lượng lớn hàng hóa trong đó có hàng rau quả.
Thứ năm: Việt Nam đã tận dụng sự ưu đãi thuế, thuế nhập khẩu rau quả
của Việt Nam vào Đài Loan là rất thấp. Bộ Thương Mại trích nguồn tin bộ Tài Chính Đài Loan cho biết, Bộ này vừa quyết định giảm thuế suất thuế nhập khẩu từ 20% xuống 10% với thành viên của WTO và các nước có đãi ngộ tối huệ quốc trong đó có Việt Nam. Những sản phẩm rau quả được giảm thuế là súplơ, cải bắp, cải trắng, su hào… Việc Đài Loan giảm thuế nhập khẩu rau
quả là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Đây cũng là một trong những ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh khác khi xuất khẩu rau quả sang Đài Loan.
Thứ sáu: Với xu hướng toàn cầu hóa và mới đây Việt Nam đã trở thành
thành viên của WTO, Việt Nam đã trở thành điểm thu hút mới trên thị trường thế giới. Việt Nam muốn hợp tác và bắt tay làm bạn với các nước nhằm thu hút đầu tư để phát triển đất nước còn. Đài Loan muốn vào Việt Nam để kiếm tìm nguồn lợi lớn. Điều này đã giúp Viêt Nam và Đài Loan xích lại gần nhau hơn, cùng nhau tiếp tục phát triển. Nhất là Đài Loan tiến hành mở cửa nền kinh tế thì cả hai bên đều có một động lực hết sức tích cực, hai bên càng vững vàng tin tưởng nhau hơn.
Thứ bẩy: Đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nhất là một đất
nước vô cùng phát triển như Đài Loan thì nhu cầu về rau quả là tất yếu. Đối với thực phẩm người dân Đài Loan rất quan tâm tới an toàn vệ sinh thực phẩm, xuất xứ sản phẩm, đặc biệt quan tâm đến chất lượng của sản phẩm. Ngày nay với xu hướng của người tiêu dùng hoa quả là nguồn bổ sung các loại vitamin có lợi cho cơ thể con người. Là đất nước có nền kinh tế phát triển, Đài Loan được coi là “ mãnh hổ về kinh tế” trong khu vực. Do đó, đây là một thị trường đầy hấp dẫn đối với Việt Nam.