Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Thực trạng lập kế hoạch Sản xuất tại công ty Cổ phần May Thăng Long (Trang 56 - 59)

II. THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY

2. Những kết quả đạt được

Cách thức lập kế hoạch hiện nay ở Công ty cổ phần may Thăng Long là tương đối tốt , phản ánh được tinh thần đổi mới về công tác lập kế hoạch ở doanh nghiệp trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

-Kế hoạch của Công ty được xây dựng dựa vào kế hoạch do Tổng Công ty giao nhưng vẫn phát huy được quyền chủ động sáng tạo của các cán lập kế hoạch. Khi có kế hoạch từ Tổng công ty gửi xuống các cán bộ phòng kế hoạch căn cứ vào đó , đồng thời cũng căn cứ vào năng lực của Công ty để điều chỉnh các chỉ tiêu cho phù hợp .

-Công tác lập kế hoạch ở Công ty có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận : Sự phối hợp chặt chẽ được thể hiện từ lãnh đạo cấp cao tới các phòng ban bên dưới .Các phòng ban , căn cứ và chức năng nhiệm vụ của mình , lập các kế hoạch thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách sau đó chuyển cho phòng kế hoạch vật tư tổng hợp thành kế hoạch sản xuất kinh doanh chung của toàn Công ty .

- Kế hoạch ở Công ty được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu dự báo thị trường.Hàng năm trước khi bắt đầu lập kế hoạch Công ty thường tiến hành nghiên cứu và dự báo thị trường , môi trường kinh doanh để biết được những điểm yếu , điểm mạnh, các cơ hội , thách thức của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh để có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.

+ Những điểm mạnh :

Công ty may Thăng Long là một trong những doanh nghiệp được thành lập ngay từ những ngày đầu của Tổng Công ty dệt may Việt Nam, có thời gian hoạt động lâu năm , tên tuổi của Công ty được người tiêu dùng biết đến nhiều.

Công ty có đội ngũ công nhân đông đảo đã có kinh nghiệm hàng chục năm, có trình độ tay nghề cao , chuyên nghiệp.

Máy móc thiết bị hiện đại , nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài chủ yếu là của Nhật Bản và Đức .

Công ty cũng được sự quan tâm của Tập Đoàn dệt may Việt Nam trong việc đầu tư đổi mới thiết ,bị máy móc may mặc .

Có sự đoàn kết nhất trí cao của các cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty trong việc thực hiện mục tiêu chung.

Thương hiệu THALOGA của Công ty đã được khách hàng trong và ngoài nước biết đến , công ty nhận gia công cho nhiều bạn hàng ở các thị trường lớn trên thế giới như Hoa Kỳ , Nhật Bản , EU, Pháp….

+Những điểm yếu

Tiềm lực tài chính của Công ty vẫn còn yếu , công ty vẫn đang còn phải vay nợ nhiều từ ngân hàng để phục vụ cho việc sản xuất và mở rộng phát triển Công ty .

Năng suất lao động thấp , giá thành sản phẩm cao tương đối so với các sản phẩm hàng may mặc khác đặc biệt là quần áo của Trung Quốc .

Hiện nay ngành may mặc xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh cả ở trong Tập Đoàn như Công ty may 10 ,Công ty may Việt Tiến..và cả ở khu vực may mặc tư nhân .

+Những cơ hội:

Có thị trường nội địa rộng lớn khoảng hơn 80 triệu dân có sức mau càng ngày càng tăng, đặc biệt là ở khu vực thành phố và các đô thị. Vì thế Công ty ngoài việc tập trung cho may gia công xuất khẩu thì còn phải chú trọng đến việc khai thác nhu cầu của thị trường nội địa rộng lớn .

Các thị trường xuất khẩu của Công ty có nhiều khả năng phát triển như Hoa Kỳ và Bắc Mỹ , thị trường Trung Đông , thị trường Châu Phi ….

+ Những thách thức :

Đó là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của Công ty với hàng nhập ngoại từ Trung Quốc và Asean về giá cả , mẫu mã , kiểu dáng .

Cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có cơ chế quản lý linh hoạt hơn . Ở đây cũng cạnh tranh

về giá , cạnh tranh về marketing quan hệ , cạnh tranh về dịch vụ chăm sóc khách hàng , cạnh tranh về uy tín .

Sắp tới Việt Nam gia nhập WTO do vậy mà Công ty cùng với các doanh nghiệp dệt may khác sẽ có được nhiều cơ hội thuận lợi cho việc xuất khẩu nhưng lại có thách thức cạnh tranh ngay ở thị trường trong nước .

Trên cơ sở nghiên cứu các điểm mạnh,điểm yếu,cơ hội,thách thức của Công ty các nhân viên phòng kế hoạch sẽ đề ra kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn .

3. Những tồn tại

Bên cạnh những kêt quả đã đạt được thì công tác lập kế hoạch tại Công ty cổ phần may thăng Long còn có một số tồn tại sau :

-Việc lập kế hoạch của Công ty vẫn chủ yếu dựa vào kết quả kinh doanh của kỳ trước, chưa áp dụng được các mô hình vào phân tích xây dựng kế hoạch.Công tác nghiên cứu thị trường chưa sâu , các phương tiện cần thiết để nâng cao công tác nghiên cứu thị trường chưa được đáp ứng đầy đủ , trình độ của đội ngũ cán bộ nghiên cứu còn hạn chế do vậy làm ảnh hưởng đến chất lượng thông tin phục vụ cho công tác lập kế hoạch.

-Phương pháp lập kế hoạch ở Công ty còn nặng về chỉ đạo của cấp trên và kinh nghiệm của những người làm công tác kế hoạch .Hiện nay , công ty lập kế hoạch còn thô sơ , công cụ và phương tiện lập kế hoạch còn chưa đầy đủ nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác xây dựng kế hoạch của Công ty.

-Chất lượng của căn cứ lập kế hoạch còn thấp , thông tin thu thập được còn kém tin cậy , chưa chính xác vì thế mà kế hoạch lập ra còn có những chỉ tiêu có chênh lệch lớn so với tình hình thực hiện .

-Công ty còn chưa chú trọng tới việc lập kế hoạch chiến lược dài hạn mà chỉ mới chú ý đến việc lập kế hoạch tác nghiệp cho từng năm,quý, tháng .Công ty chỉ mới đặt mục tiêu phát triển cho những năm tới như xây dựng và phát triển thương hiệu Thaloga ngày càng lớn mạnh, mở rộng cả

thị trường trong và ngoài nước ,nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty…. chứ chưa có các phương án cụ thể để đạt được các mục tiêu đó

Một phần của tài liệu Thực trạng lập kế hoạch Sản xuất tại công ty Cổ phần May Thăng Long (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w