Nhận thức nhu cầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi chọn lựa giống lúa của nông dân huyện Thoại Sơn- An Giang (Trang 27 - 28)

Trong phần nhận thức nhu cầu thì bảng câu hỏi phác thảo được thiết lập gồm có 4 biến và thang đo được sử dụng là thang đo danh nghĩa. Các câu hỏi được trình bày ở bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1: Nhận thức nhu cầu

(1) Hiện nay chú / bác sử dụng thứ giống gì?

Câu trả lời:

Nguyên chủng Xác nhận Thường

(2) Chú / bác đang canh tác giống lúa gì?

Câu trả lời:

Jasmine85 OM 2517 OM 2514 IR64 khác

(3) Chú / bác mua giống vào thời điểm nào?

(4) Theo chú / bác thì khâu chọn giống có vai trò như thế nào trong việc canh tác lúa. Câu trả lời:

Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng

Kết quả thảo luận tay đôi cho thấy cần phải hiệu chỉnh một số biến trong phần nhận thức nhu cầu. Cụ thể là khi hỏi thì sẽ có sự nhầm lẫn ý nghĩa giữa biến thứ (1) và biến thứ (2), gây khó khăn cho đáp viên, cũng như người hỏi phải mất thêm khoản thời gian để giải thích cho đáp viên rõ. Vì thế hiệu chỉnh biến thứ (1) từ “thứ giống gì?” thành “loại giống gì?” và biến thứ (2) từ “giống lúa gì?” thành “giống lúa tên gì?”, câu hỏi ở đây là câu hỏi có nhiều chọn lựa, áp dụng cho trường hợp có hộ chia diện tích canh tác làm nhiều phần để sử dụng nhiều tên giống khác nhau.Bên cạnh đó, câu hỏi còn thu thập được thông tin về tên giống dùng cho vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân vừa qua.

Ở biến thứ (2) thì qua thảo luận tay đôi với cỡ mẫu n = 10 thì phải hiệu chỉnh lại các tên giống trong các câu trả lời cho phù hợp với các giống mà đa số các đáp viên hiện đang canh tác. Biến thứ (3) lúc đầu dùng dạng câu hỏi mở, sau khi thảo luận và phỏng vấn thử thì dựa vào ý kiến các câu trả lời, từ đó đưa ra các câu trả lời cụ thể cho câu hỏi của biến thứ (3) Điều này không chỉ thuận tiện cho việc phỏng vấn mà công việc mã hóa những số liệu thu thập được dễ dàng hơn.

Sau khi tham khảo ý kiến của GVHD thì phần nhận thức nhu cầu nên đề cập đến vai trò của các cán bộ khuyến nông tại các xã. Do đó, phần nhận thức nhu cầu được hiệu chỉnh sẽ thêm một biến và qua phỏng vấn thử thì các ý kiến chủ yếu được phân được trả lời như sau: (1)Giới thiệu các giống mới (2)Hướng dẫn các kỹ thuật canh tác (3)Không ảnh hưởng gì (4)Khác. Và phần hiệu chỉnh sẽ được trình bày rõ hơn dưới bảng 3.2.

Bảng 3.2: Nhận thức nhu cầu đã hiệu chỉnh

(1) Hiện nay chú / bác đang sử dụng loại giống gì ?

Câu trả lời: Nguyên chủng Xác nhận Thường

(2) Giống lúa mà chú / bác đang canh tác có tên gì ?(MR)

Jasmine 85 OM 2517 IR 50404 Tám Son OMCS 2000 Khác

Hè Thu Đông Xuân

(3) Chú / bác mua giống vào thời điểm nào ?

Câu trả lời:

Cuối vụ Một tháng trước khi sạ Nữa tháng trước khi sạ

(4) Theo chú / bác thì khâu chọn giống có vai trò như thế nào trong việc canh tác lúa. Câu trả lời:

Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng

(5) Theo chú / bác các cán bộnông nghiệp xã đóng vai trò gì trong quá trình chọn giống và canh tác của gia đình.

Câu trả lời:

Giới thiệu các giống mới Hướng dẫn kỹ thuật canh tác Không ảnh hưởng gì

Khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi chọn lựa giống lúa của nông dân huyện Thoại Sơn- An Giang (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w