Kết quả phân tích trên đã đưa ra cách nhìn tổng thể công ty về lợi nhuận và rủi ro thông qua tác động của đòn bẩy tổng hợp, tác động này tổng hợp từ tác động của đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính.
SVTH: Trương Thị Huyền Trang 53
0.000 0.100 0.200 0.300 0.400 0.500 0.600 39% 50% 60% 67% Tỷ lệ nợ CV
Đòn bẩy hoạt động liên quan đến việc sử dụng chi phí hoạt động cố định nhằm nổ lực gia tăng lợi nhuận hoạt động. Tác động của đòn bẩy hoạt động thể hiện rằng doanh thu tăng làm tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động hai quý đều tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu, nhưng tốc độ tăng lợi nhuận của quý 3 cao hơn quý 4 là do tỷ trọng định phí ở quý 3 lớn hơn tỷ trọng định phí quý 4 trong kết cấu chi phí, dẫn đến lợi nhuận hoạt động ở quý 3 nhạy cảm với sự thay đổi doanh thu và rủi ro hơn quý 4.
Độ bẩy hoạt động quý 4 là 1,62 ở một mức định phí là 1.655.065 ngàn đồng có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị trong việc hoạch định chính sách doanh thu và chi phí hoạt động. Sự chênh lệch khá xa giữa tỷ trọng định phí và biến phí trong kết cấu chi phí do thị trường đang có những biến động lớn về giá cả nguyên vật liệu xây dựng, nên công ty không hoạt động dưới điều kiện độ bẩy hoạt động cao mặc dù có sự đầu tư đáng kể vào tài sản cố định.
Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng chi phí tài trợ cố định nhằm nổ lực gia tăng EPS cho cổ đông. Độ bẩy tài chính tăng lên từ quý 3 sang quý 4 do công ty bắt đầu thực hiện chi trả lãi vay. Chi phí lãi vay luôn tạo áp lực phải tạo đủ lợi nhuận trả lãi, nhưng công ty mong muốn sử dụng các nguồn vốn có chi phí cố định để tạo ra lợi nhuận lớn hơn chi phí trả cho việc huy động vốn có lợi tức cố định sẽ làm gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, thể hiện ở các dự án đầu tư từ nợ vay đều hoạt động tốt dẫn đến những dự báo tăng trưởng trong tương lai.
Độ bẩy tổng hợp quý 4 tác động lớn hơn quý 3 làm EPS biến động nhiều hơn khi doanh thu thay đổi. Độ bẩy hoạt động cao hơn độ bẩy tài chính chứng tỏ ở năm vừa qua đòn bẩy hoạt động có vai trò quan trọng thể hiện qua sự thay đổi của doanh thu ảnh hưởng đến sự thay đổi của lợi nhuận hoạt động đóng góp phần lớn trong mục tiêu làm tăng EPS.
Độ bẩy hoạt động giảm và độ bẩy tài chính tăng là hợp lý để tránh tác động tổng hợp cùng lúc làm tăng rủi ro tổng thể. Tuy nhiên sự giảm xuống của DOL không mang tính chủ quan. Nhưng đòn bẩy tài chính thì khác, sự gia tăng của DFL là do công ty chủ động đi vay nợ vì vậy hoàn toàn có thể đưa ra giải pháp tài trợ nhu cầu vốn tương lai hiệu quả, hạn chế rủi ro và nâng cao lợi nhuận trên vốn cổ phần.
Với EBIT kỳ vọng là 18.161.746 ngàn đồng công ty không nên vay vượt quá 58.664.970 ngàn đồng để đảm bảo sự gia tăng của EPS và EPS kỳ vọng khi vay với tỷ lệ nợ cao. Thêm nữa, EBIT kỳ vọng vượt qua EBIT bàng quan thể hiện rằng nợ vay nhiều để tài trợ cho những dự án tương lai sẽ tạo đòn bẩy tài chính có tác động tích cực làm đẩy nhanh tốc độ gia tăng của EPS cho cổ đông. Với nhu cầu vốn 55.000.000 ngàn đồng phương án tỷ lệ nợ 66% tạo ra EPS là 1,501 ngàn đồng là lớn nhất trong tất cả các phương án.
Thị trường chứng khoán đã và đang phát triển thì để giải quyết bài toán thiếu vốn công ty niêm yết thường chọn giải pháp vốn cổ phần chứ không mấy mặn mà với việc sử dụng tài trợ bằng nợ, phần phân tích đã làm thay đổi quan niệm về việc vay nợ do tác động tích cực của đòn bẩy tài chính nhưng vẫn có một giới hạn để đảm bảo thanh toán lãi vay và gia tăng lợi nhuận của cổ đông.