Các hình thức tiết kiệm

Một phần của tài liệu Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang (Trang 33 - 36)

Biểu đồ 4.8. Các hình thức tiết kiệm

40 40 0 4 0 4 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Giữ ở nhà Dự trữ vàng Gửi tiết kiệm

Chơi hụi Cho vay Khác %

Bảng 4.3. Những lý do mà hộ gia đình tích lũy % trên tổng số hộ tích lũy

Sinh thêm lời 55

Tận dụng được tiền nhàn rỗi 55

An toàn 50

Thói quen 75

Khác 33

Tiết kiệm chỉ tập trung ở ba nhóm hộ: Thu nhập cao, thu nhập khá và một số ít ở thu nhập trung bình. Còn ở nhóm hộ thu nhập thấp hầu như có tiết kiệm. Tiết kiệm ở khu vực nông thôn cũng rất đa dạng về quy mô cũng như hình thức.

Giữ tiền mặt ở nhà: Đại bộ phận hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang còn

mang nặng hình thức giữ tiền mặt ở nhà cụ thể: - Thu nhập cao và thu nhập khá cùng là 100%. - Thu nhập trung bình 40%.

Việc giữ tiền mặt ở nhà được coi như là một tập quán lâu đời, thói quen của hộ gia đình khu vực nông thôn. Bên cạnh việc coi đây như là một khoản dự phòng thì nhóm hộ này họ cảm thấy an toàn khi để ở nhà.

Dự trữ vàng: Một hình thức khác cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong hình thức tiết kiệm đó là dự trữ vàng:

- Nhóm thu nhập cao 96%. - Nhóm thu nhập khá 80%.

- Nhóm thu nhập trung bình là 40%.

Từ tập quán sống, việc dự trữ vàng được coi là một hình thức tiết kiệm phổ biến, an toàn. Ngoài ra các hộ gia đình còn dùng làm vật trang sức hay dùng vào việc cưới xin…

Gửi tiết kiệm: Việc giữ tiền mặt và dự trữ vàng được coi là hai hình thức phổ biến và được nhiều hộ gia đình khu vực nông thôn lựa chọn thì gửi tiết kiệm chiếm một tỷ lệ nhỏ 32% ở hộ có thu nhập cao và gần khu vực chợ. Nhóm này cho rằng, việc tích lũy với hình thức gửi tiết kiệm không những an toàn, tận dụng được tiền nhàn rỗi mà còn sinh thêm lời nữa.

Chơi hụi: Được coi là hình tiết kiệm nhưng trong một số trường hợp nó cũng được coi là hình thức tín dụng mà thông qua đó các nhóm hộ có thể vay mượn lẫn nhau. Mặc dù chơi hụi tận dụng được tiền nhàn rỗi, sinh thêm lời. Nhưng tiết kiệm với hình thức chơi hụi thường không an toàn, chứa nhiều rủi ro nếu bị giật hụi. Vì tính rủi ro đó nên chỉ được một số hộ ưa chuộng:

- Nhóm thu nhập cao 28%. - Nhóm thu nhập khá 48%.

Cho vay: Chỉ tập trung ở hai nhóm hộ có thu nhập cao 44% và khá là 4%. Đối với hình thức: Giữ tiền mặt ở nhà, dự trữ vàng được coi là không sinh thêm lời; Gửi tiết kiệm, chơi hụi tiền lãi thu được không cao. Do đó một số nhóm hộ chọn hình thức cho vay hàng xóm, bạn bè… Vì tính chất rủi ro của hình thức này khá cao nên lãi suất cho vay cũng cao gấp 2 – 5 lần thậm chí còn cao hơn nữa và chỉ được nhóm hộ có thu nhập cao, khá sử dụng.

Ngoài ra có một hình thức tiết kiệm khác chiếm tỷ lệ không nhiều: mua bảo hiểm, giấy tờ có giá, hàng hóa, ngoại tệ…. Hộ thu nhập cao 16%, thu nhập khá 8% và thu nhập trung bình là 4%.

Nhìn chung, các hình thức tiết kiệm ở nông thôn An Giang là đa dạng và phong phú nhưng chiếm chủ yếu ở hai hình thức là giữ tiền mặt và dự trữ vàng. An Giang với hơn 2 triệu dân số sống ở nông thôn. Vì vậy việc hộ nông dân có tâm lý giữ tiền mặt và dự trữ vàng đã làm cho một lượng tiền mặt nhàn rỗi. Qua đó ta thấy việc tích lũy qua hình thức gửi tiết kiệm ở đa số hộ gia đình khu vực nông thôn khá mới mẽ và ít được hộ gia đình chú ý. Điều đó còn cho thấy việc nguồn vốn huy động từ nông thôn vẫn chưa được các tổ chức tín dụng chú trọng nhưng đây lại là một thị trường có nhiều tiềm năng nếu biết khai thác và sử dụng hợp lý.

Khi được hỏi đến trong tương lai có nghĩ rằng dùng số tiền tích lũy vào việc khác hay không thì 100% hộ đều trả lời là có nghĩ. Thường họ sẽ dùng vào những việc như:

- Dùng để mở rộng ngành nghề đang sản xuất, kinh doanh 100%. - Đầu tư cho chăn nuôi 5%.

- Đầu tư nuôi trồng thủy sản 17%. - Mua đất 23%.

- Mua máy móc để sản xuất 17%. - Học hành 17%.

- Ngoài ra còn dùng vào những việc khác như: cưới hỏi, dưỡng già, sửa chữa nhà cửa… chiếm 38% số hộ tích lũy.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm

- Thiếu dịch vụ huy động tiện lợi ở nông thôn. Chẳng hạn, quá nhiều thủ tục giấy tờ, khoảng cách từ nơi cư trú đến ngân hàng quá xa.

- Trình độ học vấn của hộ gia đình còn thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các hộ gia đình cần sử dụng tiền mặt cho chi tiêu hằng ngày.

- Thu nhập kinh tế hộ gia đình còn thấp, không đủ tích lũy để gửi ngân hàng. - Hộ gia đình nông thôn chọn vàng để làm vật trang sức.

4.6. Ước lượng xu hướng chi tiêu khi thu nhập thay đổi Bảng 4.4. Kết quả ước lượng hồi quy

Mô hình tóm tắt

Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn ước lượng

1 .783(a) .613 .609 249.579

Hệ số

Mô hình Hệ số ước lượng

B Sai số chuẩn t Sig.

Hằng số 440.814 35.502 12.417 0.000

TNNgười 0.146 0.012 12.448 0.000

Từ kết quả, ta viết lại phương trình hàm chi tiêu: Y = 440,814 + 0,146X

Ta có thể đưa ra các kết luận:

- Hệ số hồi quy 440,814>0. Có ý nghĩa rằng về mặt lý thuyết nếu không có một khoản thu nhập nào trong tháng, hộ gia đình vẫn chi tiêu.

- Hệ số hồi quy 0,146. Nếu thu nhập bình quân/người/tháng tăng lên 1.000 đồng thì chi tiêu sẽ tăng lên 146 đồng.

- Sig <0,05. Biến thu nhập có mối quan hệ tồn tại ý nghĩa và tác động tích cực đến chi tiêu.

- Chi tiêu của hộ gia đình trong tháng có quan hệ tuyết tính với thu nhập bình quân/ người/tháng ở mức ý nghĩa 5%. Bởi vì R2 = 0,613, điều này cho kết luận có 61,3% biến thiên của chi tiêu có thể được giải thích bởi sự khác biệt về thu nhập.

Một phần của tài liệu Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang (Trang 33 - 36)