Phân tích mức tiệt kiệm chi phí

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SA ĐÉC (Trang 51 - 55)

Với những biến động khá phức tạp của chi phí thì tình hình thực hiện chi phí cũng khá khó khăn đối với doanh nghiệp, điều này sẽ được thể hiện ở bảng sau:

SaĐéc

Bảng 4.5: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHI PHÍ 2006 - 2008 ĐVT: 1.000 đồng

CHỈ TIÊU 2006

Kế hoạch Thực hiện TH/KH %

1.Giá vốn kinh doanh 2.401.000 2.457.232 56.232 2,34

Giá vốn hàng hoá 221.000 221.859 859 0,39 Giá vốn hàng tự chế 2.010.000 2.084.413 74.413 3,70 Giá vốn khách sạn 144.000 98.525 (45.475) (31,58) Giá vốn dịch vụ khác 26.000 52.435 26.435 101,67 2.CP bán hàng 25.000 12.064 (12.936) (51,74) 3. CP QLDN 95.000 139.737 44.747 47,09 Tổng chi phí 2.521.000 2.609.033 88.033 3,49 CHỈ TIÊU 2007 Kế hoạch Thực hiện TH/KH %

1.Giá vốn kinh doanh 2.865.600 3.432.018 566.418 19,77 Giá vốn hàng hoá 200.000 216.922 16.922 8,46 Giá vốn hàng tự chế 2.470.000 3.021.477 551.477 22,33 Giá vốn khách sạn 165.600 135.577 30.023 (18,13) Giá vốn dịch vụ khác 30.000 58.042 28.042 93,47 2.CP bán hàng 20.000 56.269 36.269 181,35 3. CP QLDN 180.000 164.648 (15.352) (8,53) Tổng chi phí 3.065.600 3.652.935 587.335 19,16 CHỈ TIÊU 2008 Kế hoạch Thực hiện TH/KH %

1.Giá vốn kinh doanh 3.272.000 4.146.231 874.231 26,72 Giá vốn hàng hoá 224.000 278.187 54.187 24,19 Giá vốn hàng tự chế 2.835.000 3.629.416 794.416 28,02 Giá vốn khách sạn 165.000 139.393 (25.607) (15,52) Giá vốn dịch vụ khác 48.000 99.235 51.235 106,74 2.CP bán hàng 80.000 165.502 85.502 106,88 3. CP QLDN 180.000 216.004 36.004 20,00 Tổng chi phí 3.532.000 4.527.738 995.738 28,19 (Nguồn: Phòng kế toán)

Dựa vào bảng trên, ta thấy tổng chi phí thực hiện ở các năm đều vượt kế hoạch, đây là điều không tốt.

Năm 2006 chi phí thực hiện là 2.609.033 ngàn đồng trong khi kế hoạch là 2.521.000 ngàn đồng, về tuyệt đối vượt 88.033 ngàn đồng, tỷ lệ là 3,49%. Đơn vị không hoàn thành kế hoạch là do chi phí giá vốn kinh doanh và chi phí quản lý doanh nghiệp thực hiện vượt chỉ tiêu đề ra. Cụ thể, chi phí giá vốn thực hiện là 2.457.232 ngàn đồng so kế hoạch 2.401.000 ngàn đồng, tăng 2,34%, nguyên nhân khoản mục này không hoàn thành kế hoạch do tác động của sự biến

SaĐéc

động giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, chi phí nhân công trực tiếp tăng…Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh là 139.737 ngàn đồng tăng 44.747 ngàn đồng so với kế hoạch với tỷ lệ tăng 47,09% tỷ lệ vượt quá cao do trong năm đơn vị phải bổ sung thêm nhân viên trong tổ thị trường để thực hiện tốt hơn công tác thăm dò thị trường cũng như tìm đối tác kinh doanh. Bên cạnh các khoản mục chưa hoàn thành kế hoạch thì khoản mục chi phí bán hàng hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, trong năm chi phí phát sinh là 12.064 ngàn đồng tiết kiệm 12.936 ngàn đồng so với kế hoạch,tương ứng tỷ lệ là 51,74%.

Năm 2006, đơn vị chưa hoàn thành kế hoạch đề ra nhưng tỷ lệ vượt kế hoạch thấp, năm 2007 và 2008 là 2 năm mà đơn vị khó kiểm soát chi phí và chi phí thực tế tăng cao gây khó khăn trong việc kinh doanh.

Năm 2007 chi phí kế hoạch đề ra là 3.065.600 ngàn đồng, chi phí thực hiện là 3.652.935 ngàn đồng, vượt kế hoạch 587.335 ngàn đồng về số tuyệt đối, tỷ lệ tăng 19,16%, với tỷ lệ vượt quá cao chủ yếu là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào đơn vị không chủ động được, phụ thuộc vào thị trường cũng như theo mùa vụ mà loại sản phẩm đó mới có nhiều nên khi mua các sản phẩm trái mùa thì giá cao hơn. Trong năm này chi phí giá vốn kinh doanh vẫn bội chi với chi phí thực hiện 3.432.018 ngàn đồng tăng 566.418 ngàn đồng, tỷ lệ 19,77% so với kế hoạch là 2.865.600 ngàn đồng, khoản mục này là lý do làm tổng chi phí kinh doanh tăng cao. Thêm vào vào đó, khoản mục chi phí bán hàng tăng khá cao kế hoạch đặt ra là 20.000 ngàn đồng nhưng khi thực hiện đơn vị đã chi 56.269 ngàn đồng bội chi 36.269 ngàn đồng, tỷ lệ vượt 181,35% so với kế hoạch. Nguyên nhân do trong năm để tăng nguồn thu cho đơn vị cũng như cạnh trạnh với các đơn vị cùng ngành, khách sạn đã nhận các tiệc ngoài nên chi phí tăng và phải thuê thêm nhân viên phục vụ ngoài. Sau khi đã ổn định được nhân lực nên chi phí quản lý doanh nghiệp đã hoàn thành tốt kế hoạch với chi phí thực hiện là 164.648 ngàn đồng tiết kiệm cho đơn vị 15.352 ngàn đồng, tỷ lệ 8,53% so với kế hoạch đề ra là 180.000 ngàn đồng.

Năm 2008 chi phí kinh doanh cao của đơn vị khá cao, với chi phí thực tế phát sinh là 4.527.738 ngàn đồng tương ứng doanh thu năm 2008 là 5.855.141 ngàn đồng nhưng khoản chi này vượt kế hoạch quá lớn, vượt 995.738 ngàn đồng so với kế hoạch là 3.532.000 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 28,19%. Trong năm này, 3

SaĐéc

khoản mục cấu thành chi phí kinh doanh đều vượt kế hoạch, chi phí giá vốn kinh doanh phát sinh thực tế là 4.146.231 ngàn đồng trong khi kế hoạch là 3.272.000 ngàn đồng bội chi 874.231 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 26,72%, theo hướng tăng chi phí như thế này thì hiệu quả kinh doanh của đơn vị không khả quan vì sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ đó giảm khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành khác. Đối với chi phí bán hàng, chi phí thực hiện là 165.502 ngàn đồng tăng 85.502 ngàn đồng so với kế hoạch là 80.000 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 106,88%, chi phí tăng chủ yếu là chi phí phát sinh ở các chương trình khuyến mãi, thuê nhân viên phục vụ tiệc vì vào những tháng cao điểm (chủ yếu là vào 3 tháng cuối năm) có nhiều tiệc thì đơn vị không đủ nhân viên phục vụ. Về chi phí quản lý doanh nghiệp cũng vượt kế hoạch, chi phí thực tế là 216.004 ngàn đồng trong khi kế hoạch là 180.000 ngàn đồng bội chi 36.004 ngàn đồng, tỷ lệ là 20,00%.

Tình hình thực hiện chi phí qua 3 năm phân tích đều tăng và bội chi càng cao, đây là nguyên nhân làm lợi nhuận đơn vị giảm, tuy nhiên để nhận xét chính xác hơn cũng như xem doanh nghiệp có quản lý tốt khoản mục chi phí không? ta phân tích mức tiết kiệm chi phí dựa vào tỷ suất chi phí.

Bảng 4.6: TÌNH HÌNH TIẾT KIỆM CHI PHÍ CỦA KHÁCH SẠN TRONG 3 NĂM (2006-2008) ĐVT: 1.000 đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 DT thực hiện 3.760.808 4.692.512 5.855.141 CP thực hiện 2.609.032 3.652.935 4.527.738 TSCP thực hiện (%) 69,37 77,85 77,33 DT kế hoạch 3.760.000 4.510.000 5.300.000 CP kế hoạch 2.521.000 3.065.600 3.532.000 TSCP kế hoạch (%) 67,05 67,97 66,64

Mức tiết kiệm (bội chi) 87.490 463.275 625.783

Tỷ suất chi phí (TSCP) là chỉ tiêu tương đối phản ánh trình độ tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh và chất lượng quản lý chi phí của doanh nghiệp.

SaĐéc

Ta có công thức tính mức tiết kiệm (bội chi) của doanh nghiệp:

Mức tiết kiệm (bội chi) = doanh thu thực hiện x (tỷ suất chi phí thực hiện – tỷ suất chi phí kế hoạch)

Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ suất chi phí đều tăng qua các năm và có tỷ lệ khá cao, cao hơn tỷ suất kế hoạch đề ra. Năm 2006 tỷ suất chi phí thực hiện là 69,37% vượt 2,32% so với kế hoạch là 67,05%, tương ứng với số tiền bội chi là 87.490 ngàn đồng, trong khi mức bội chi giữa chi phí thực hiện và kế hoạch là 88.032 ngàn đồng. Mặc dù bội chi nhưng đơn vị cũng tiết kiệm một khoản là (88.032 - 87.490) = 542 ngàn đồng. Sang năm 2007 tỷ suất chi phí thực hiện là

77,85% so với kế hoạch là 67,97% vượt chỉ tiêu 9,88%, số tiền bội chi là 463.275 ngàn đồng so với khoản chênh lệch tuyệt đối giữa thực tế và kế hoạch là 587.335 ngàn đồng đơn vị tiết kiệm một khoản tiền là (587.335 – 463.275) = 124.060 ngàn đồng. Trong năm đơn vị đã thực hiện các giải pháp nhằm sử dụng chi phí hiệu quả nhất: đơn vị đã theo dõi, quản lý thường xuyên nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, giảm chi phí vận chuyển hàng hoá, giảm chi phí bảo quản nguyên vật liệu.

Năm 2008, tỷ suất chi phí thực tế là 77,33% vượt 10,69% so với tỷ suất kế hoạch là 66,64%, tương ứng khoản bội chi là 625.783 ngàn đồng, tiết kiệm (995.738 – 625.783) = 369.955 ngàn đồng so với chênh lệch tuyệt đối giữa thực hiện và kế hoạch.

Tóm lại, qua phân tích tình hình thực hiện kế hoạch thực hiện chi phí của đơn vị trong 3 năm phân tích theo phương pháp so sánh và phương pháp phân tích chi phí có liên hệ tỷ suất chi phí thì chi phí thực hiện vẫn vượt kế hoạch. Do đặc thù của lĩnh vực hoạt động là kinh doanh dịch vụ nên vấn đề quản lý chi phí phức tạp hơn các lĩnh vực sản xuất khác, nên đòi hỏi nhà quản trị cần linh hoạt hơn trong quản lý khoản mục này.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SA ĐÉC (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)