0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ DU LỊCH, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NƯỚC TA. POTX (Trang 28 -32 )

Nguyên nhân khách quan: Việt Nam vẫn là một nước nghèo đang từ từ khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh. Kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và tụt hậu rất xa so với các nước trên thế giới. Ngành du lịch Việt Nam lúc bấy giờ còn non kém, trong thời điểm đó du lịch thế giới đã phát triển ở một trình độ cao về nhiều mặt. Nhiều du khách đến những nơi của các nước có nền du lịch phát triển cao bởi ở đó nhiều nhu cầu của khách được đáp ứng. Ngành du lịch Việt Nam- một ngành còn non trẻ lại mở ra vào lúc thế giới có nhiều biến động như nguồn viện trợ cho Việt Nam giảm, lượng du khách từ thị trường Liên Xô cũ ít đi, Việt Nam còn chịu sự bao vây cấm vận…Dẫu biết tiềm năng du lịch của Việt Nam là lớn nhưng trong điều kiện một nền kinh tế

chưa phát triển nên điều kiện để chuyển hoá tiềm năng đó thành sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú còn gặp nhiều khó khăn. Nó đòi hỏi phải có thời gian để khắc phục.

Nguyên nhân chủ quan: công tác tổ chức và quản lý du lịch trong mọtt thời gian dài không ổn định. Đội ngũ cán bộ ngành du lịch có mặt bằng kiến thức chưa cao, vừa làm, vừa học, do đó không tránh được những sai sót. Kinh nghiệm về quản lý, tổ chức trong du lịch kém. Cơ sở vật chất cho du lịch còn thiếu, khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế không nhiều, thiếu đồng bộ không tạo được sự thoải mái cho du khách.

Chương III

những giải pháp cơ bản phát triển ngành du lịch nước ta

1) Mục tiêu, định hướng phát triển du lịch ở nước ta

1.1) Mục tiêu

Ngày nay, du lịch được nhiều nước coi là ngành kinh tế mũi nhọn. Ngành du lịch đóng góp lớn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, giải quyết được phần nào vấn đề thất nghiệp ở các nước. Theo nhận định của tổ chức du lịch thế giới: Viễn cảnh du lịch khả quan, mục tiêu 2010 khách du lịch quốc tế trên thế giới đạt 1 tỷ lượt người, thu nhập xã hội du lịch đạt khoảng 900 tỷ USD, tạo ra 150 triệu chỗ làm việc trực tiếp, chủ yếu ở Châu á- Thái Bình Dương trong đó Đông Nam á có vị trí quan trọng chiếm 34% lượt khách và 38% du lịch của toàn khu vực.

Nhận thức được xu thế phát triển của ngành du lịch trong bối cảnh trong nước và quốc tế, Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách phù hợp. Ngày 11/11/1998, bộ chính trị có kết luận số 179/TB-TƯ về phát triển du lịch trong tình hình mới. Nghị quyết đại hội IX của Đảng xác định: phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác một cách có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, huy động tối đa các nguồn lực, tranh thủ sự cộng tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa đất nước ta trở thành một trung tâm du lịch tầm cỡ khu vực, phấn đấu đến năm 2010, du lịch Việt Nam xếp vào nhóm các quốc gia du lịch phát triển trong khu vực.

Ngoài mục tiêu tổng quát nêu trên, Đảng và nhà nước đặt ra các mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu kinh tế: ngành du lịch sẽ tạo sự tối ưu hoá về đóng góp của ngành vào thu nhập quốc dân, chuyển dịch cơ cấu, việc làm và cán cân thanh toán bằng cách tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001-2010 đạt 11-11,5%/năm, với các chỉ tiêu cụ thể: năm 2005, khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 3 đến 3,5 triệu lượt người, khách nội địa từ 15 đến 16 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt trên 2 tỷ USD; năm 2010, khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 5,5 đến 6 triệu lượt người, khách nội địa từ 25 đến 26 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt khoảng 4-4,5 tỷ USD.

Trong các mục tiêu thì mục tiêu kinh tế là mục tiêu cơ bản vì nó là động lực trực tiếp, thường xuyên thúc đẩy du lịch phát triển manh mẽ.

Mục tiêu an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội: đảm bảo nền an ninh quốc gia, an toàn xã hội vì an ninh quốc gia vốn dĩ là tiền đề để phát triển ở bất kỳ quốc gia, dân tộc nào. Du lịch- an ninh gắn bó mật thiết tạo nên nền an ninh quốc gia vững chắc.

Mục tiêu môi trường: môi trường là một thành tố tạo nên cảnh quan du lịch. Do đó, Đảng và nhà nước phải có quy hoạch một cách hợp lý, phát triển du lịch cần phải gắn liền với cảnh quan thiên nhiên nhằm khai thác, tôn tạo, bảo vệ các di sản thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên khi phát triển du lịch.

Mục tiêu văn hoá- xã hội: xuất phát từ yêu cầu của phát triển du lịch. Mỗi khi du khách đến một nơi du lịch, ngoài yêu cầu thưởng thức phong cảnh thiên nhiên, họ còn có yêu cầu học tập, sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật truyền thống của dân tộc nơi họ du lịch. Do vậy, hoạt động du lịch càng phát triển, càng hiện đại thì càng phải làm giàu thêm bản sắc và truyền thống văn hoá dân tộc, làm đẹp thêm cảnh quan môi trường, ngăn chăn không cho các tiêu cực và tệ nan xã hội tràn lan xâm nhập vào các hoạt động của đời sống xã hội.

Mục tiêu hỗ trợ phát triển: phát triển du lịch cần phải có sự hỗ trợ của các cấp, các ngành như cung cấp thông tin, đưa ra những định hướng chiến lược cơ bản phát triển kinh tế- xã hội…giúp cho việc lập kế hoạch du lịch, xúc tiến phát triển, phối hợp nghiên cứu…để tạo thuận lợi cho sự phát triển của

ngành từ trung ương đến địa phương. Ngành du lịch sẽ tác động trở lại đến các ngành khác, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thị trường tiêu thụ, mở rộng giao lưu, chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ DU LỊCH, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NƯỚC TA. POTX (Trang 28 -32 )

×