Các tỷ số khả năng sinh lờ i

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tài chính công ty cổ phần Dược Hậu Giang (Trang 60 - 64)

3. Ý nghĩa khoa họ c, thực ti ễn và tính cấp thiết của đề tài:

4.4.5.Các tỷ số khả năng sinh lờ i

Qua việc phân tích các chỉ tiêu về tình hình công nợ, về khả năng thanh toán, các chỉ tiêu về tỷ số hoạt động đã cho thấy được mức độ rủi ro cũng như

những lợi ích mà chủ sở hữu của công ty có thể nhận được để có thể giúp họ

đầu tư bên ngoài thì những chỉ tiêu trên chỉ phần nào ảnh hưởng đến quyết định của họ. Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư là những chỉ

tiêu về khả năng tạo ra lợi nhuận, để hiểu sâu hơn chúng ta cùng phân tích những chỉ tiêu sau: Bng 11: PHÂN TÍCH CÁC T S KH NĂNG SINH LI NĂM 2006 – 2008 Ch tiêu Đơn vNăm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tỷ số lợi nhuận ròng/doanh thu (ROS) % 0,100 0,091 0,091 Tỷ số lợi nhuận ròng/Tổng tài sản(ROA) % 0,180 0,123 0,121 Tỷ số lợi nhuận ròng/VCSH(ROE) % 0,540 0,182 0,179 Tỷ số lợi nhuận ròng/Cổ phiếu (EPS) Ngàn đồng 11 6 7 Tỷ số cổ tức/Mỗi cổ phiếu (DPS) Ngàn đồng 3,010 2,074 2,500

* T s li nhun ròng trên doanh thu (ROS)

Qua bảng số liệu 11 ta thấy năm 2006 1 đồng doanh thu tạo ra được 0,1

đồng lợi nhuận, tức 10%, năm 2007 và năm 2008 tỷ số lợi nhuận trên doanh thu giảm nhẹ, lúc này 1 đồng doanh thu chỉ tạo ra được 0,91 đồng lợi nhuận, tức 9,1%. Trong hai năm 2007 và 2008 tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu giảm nhẹ

là do:

Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng nhẹ, làm cho giá vốn hàng bán tăng. Ngoài ra việc mở rộng qui mô sản xuất cũng như việc mở rộng thị trường tiêu thụ làm cho chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp và chi phí khác tăng.

Doanh thu của công ty không ngừng tăng qua ba năm nhưng tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của chi phí nên dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm.

Như vậy, tỷ số này càng cao càng có lợi cho chủ sở hữu của công ty cũng như nhà đầu tư bên ngoài. Ta thấy qua ba năm tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu là tương đối cao, điều này chứng tỏ khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty rất tốt làm tăng doanh thu. Tóm lại, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu có giảm nhẹ, nhưng vẫn ở mức cao và chấp nhận được. Tuy nhiên, công ty cần có những biện pháp để kiểm soát tốt chi phí hơn nữa.

* T s li nhun ròng trên tng tài sn (ROA)

Qua bảng số liệu 11 ta thấy 1 đồng tài sản năm 2006 tạo ra được 0,18

đồng lợi nhuận, năm 2007 là 0,123 đồng và năm 2008 là 0,121 đồng. Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản giảm là do:

Giá trị tài sản cốđịnh qua ba năm không ngừng được bổ sung để mở rộng sản xuất, dẫn đến nhu cầu tài sản lưu động cũng tăng. Điều này làm cho tổng tài sản tăng.

Chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp tăng, làm cho tốc độ tăng của lợi nhuận chậm lại.

Như vậy, công ty đã chưa thực sự sử dụng hết công suất của tài sản, làm cho thu nhập trên mỗi đồng tài sản giảm qua ba năm. Ta thấy tỷ số lợi nhuận trên tài sản có giảm đi nhưng tỷ số này vẫn ở mức cao trên 10% và có thể chấp nhận

được. Tuy nhiên công ty cần tăng hiệu quả sử dụng tài sản hơn nữa để lợi nhuận thu được từ tài sản tạo ra cao hơn nữa.

* T s li nhun ròng trên vn ch s hu (ROE)

Đây là tỷ số rất được các nhà đầu tư quan tâm vì nó gắn với hiệu quảđầu tư của họ. Ta thấy năm 2006 thì 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0,54 đồng lợi nhuận, lúc này 1 đồng vốn bỏ ra thì nhà đầu tư nhận được 0,54 đồng cổ tức, năm 2007 thì lợi nhuận do vốn chủ sở hữu bỏ ra có giảm nhẹ, lúc này 1 đồng vốn chủ

sở hữu tạo ra được 0,182 đồng lợi nhuận, lúc này nhà đầu tư chỉ nhận được 0,182

đồng cổ tức từ 1 đồng vốn bỏ ra, tương tự năm 2008 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0,179 đồng lợi nhuận. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu giảm là do:

Các khoản chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng, chi phí quản lí tăng nhẹ làm cho tốc độ tăng của lợi nhuận chậm lại.

Công ty tăng cường huy động vốn chủ sở hữu trong hai năm 2007 và 2008 nên cơ cấu vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 69% trong tổng nguồn vốn.

Như vậy, qua ba năm thì vốn chủ sở hữu tạo ra lợi nhuận có xu hướng giảm, Tuy cổ tức của nhà đầu tư có giảm đi nhưng phần cổ tức mà nhà đầu tư

nhận được vẫn ở mức 17% đồng vốn bỏ ra, với mức cổ tức nhận được này vẫn ở

Tóm lại, các tỷ số về khả năng sinh lời có xu hướng giảm nhẹ qua ba năm, nhưng lợi nhuận thu về vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm, do đó làm cho các tỷ

số này giảm nhẹ. Trong năm 2007 và 2008 công ty sử dụng chủ yếu nguồn vốn chủ sở hữu, đồng thời mua sắm tài sắm thêm tài sản bằng nguồn vốn này, hiệu quả sử dụng tài sản chưa cao nên tài sản, vốn chủ sở hữu chưa tạo ra lợi nhuận tối ưu.

* T s li nhun ròng trên c phiếu (EPS)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, lãi cơ bản trên cổ phiếu có xu hướng giảm. Nhưng đến năm 2008 lại tăng nhẹ trở lại. Qua phân tích ở trên ta thấy rằng lợi nhuận sau thuế của công ty không ngừng tăng qua ba năm, nhưng lãi cơ bản trên cổ phiếu lại giảm xuống. Vậy, lãi cơ bản trên cổ phiếu có giảm là do: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tốc độ tăng của số lượng cổ phiếu phát hành nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế. Năm 2006 số lượng cổ phiếu lưu hành là 8.000.000 cổ phiếu, như vậy trong năm 2006 thì công ty chủ yếu sử dụng nguồn vốn đi vay, nên chi phí lãi vay được tính vào chi phí, điều này đã tác động tích cực đến lợi nhuận sau thuế và lãi trên một cổ phiếu. Năm 2007 cơ cấu vốn của công ty lúc này nghiêng về nguồn vốn chủ sở hữu, vì số cổ phiếu của công ty đang lưu hành là 18.833.333 cổ phiếu. Vậy, lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ tăng 33%, nhưng số cổ phiếu phát hành tăng 135% nên làm cho lãi cơ bản trên cổ phiếu giảm trong năm 2007.

Lợi nhuận sau thuế liên tục tăng hay lợi nhuận phân bổ cho cổ đông sở

hữu cổ phiếu phổ thông cũng tăng trong năm 2008. Mà trong năm 2008 số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành tương đối ổn định so với năm 2007 chỉ với 19.993.500 cổ phiếu. Điều này đã làm cho lãi cơ bản trên cổ phiếu tăng nhẹ trong năm 2008.

Như vậy, lãi cơ bản trên cổ phiếu có xu hướng giảm nhưng lãi cơ bản trên cổ phiếu giảm là do số lượng cổ phiếu phát hành của công ty tăng chứ không phải lợi nhuận sau thuế của công ty giảm. Ta thấy lãi cơ bản trên cổ phiếu có giảm nhưng vẫn chấp nhận được.

* T s c tc trên c phiếu

Qua bảng số liệu trên ta thấy, do việc phát hành thêm một số lượng lớn cổ

Ta thấy rằng do lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục tăng nên tổng số cổ tức chi trả cho cổ đông vẫn tăng liên tục qua ba năm. Tuy số cổ tức nhận được trên mỗi cổ phiếu có giảm nhẹ, nhưng với tình hình hoạt động và cơ cấu vốn của công ty nhưđã phân tích, thì khi đầu tư vào cổ phiếu của công ty hoàn toàn có lời và trong tương lai thì khoản lời này còn tăng lên nữa vì tình hình hoạt động sản xuất của công ty tốt, đặc biệt công ty luôn chú trọng tới việc đầu tư vào những công ty con và công ty liên kết. Chính những khoản đầu tư này sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty.

Ngoài hai tỷ số EPS và DPS thì các nhà đầu tư thường phân tích thêm hai tỷ số là P/E và P/B để có quyết định đầu tư vào một loại cổ phiếu nào đó. Hai tỷ

số này được các nhà đầu tư tính ngay tại thời điểm quyết định mua cổ phiếu hay không.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tài chính công ty cổ phần Dược Hậu Giang (Trang 60 - 64)