Bảng 4.17: Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH theo phương pháp Dupont

Một phần của tài liệu Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang (ANGIMEX) (Trang 40 - 43)

Doanh thu thuần 1,134,696 1,459,224 1,303,404

TSLĐ & ĐTNH 171,636 124,467 100,627

Hiệu suất sử dụng TSLĐ 6.61 11.72 12.95

Biểu đồ 4.4: Hiệu suất sử dụng TSLĐ

Chỉ tiêu ở bảng 4.4 cho biết vào năm 2004 TSLĐ của Công ty quay được 6.61 vòng, năm 2005 là 11.71 vòng và vào năm 2006 là 12.95 vòng. Số vòng luân chuyển TSLĐ tăng cao qua các năm chứng tỏ tốc độ luân chuyển TSLĐ ngày càng nhanh.Điều đó có ý nghĩa quan trọng, nó cho biết với một đồng vốn ít hơn Công ty đã tạo ra một kết quả nhiều hơn, thông qua đó cho thấy sức sản xuất đồng vốn của Công ty ngày càng lớn và khả năng tiết kiệm tương đối của đồng vốn cũng tốt hơn. Kết hợp phân tích chiều ngang và chiều dọc cho thấy tỷ trọng TSLĐ & ĐTNH giảm qua các năm, chủ yếu là do tỷ trọng các KPT và HTK giảm mạnh, đây là hai khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong TSLĐ & ĐTNH của Công ty, kế đến là sự giảm nhẹ trong trong tỷ trọng các tài sản ngắn hạn khác.

Tuy nhiên, để tăng tốc độ luân chuyển vốn biện pháp cơ bản không phải là giảm vốn, bởi vì với việc giảm vốn như vậy sẽ làm giảm quy mô kinh doanh, giảm năng lực cạnh tranh của Công ty. Vì vậy ta cần phải xem xét, so sánh tốc độ tăng vốn với tốc độ tăng doanh thu để có cái nhìn khách quan hơn.

Bảng 4.5: So sánh tốc độ tăng (giảm) DT với NV và số vòng luân chuyển TSLĐ. 12.95 11.72 6.61 - 2 4 6 8 10 12 14

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm

Đồng

Chỉ tiêu 2004 – 2005 2005 – 2006

Tốc độ tăng (giảm) DT 28.60% -10.68%

Tốc độ tăng (giảm) nguồn vốn -14.98% -1.72%

Tốc độ tăng (giảm) vòng quay TSLĐ 77.34% 10.48%

Nếu so sánh tốc độ tăng vốn với tốc độ tăng doanh thu qua các năm ta nhận thấy, nguồn vốn hầu như giảm đều qua các năm (năm 2005 giảm 14.98% so với năm 2004, năm 2006 giảm 1.72% so với năm 2005) còn doanh thu năm 2005 tăng 28.60% so với năm 2004, doanh thu năm 2006 giảm đi 10.68% so với năm 2005. Như vậy, trong giai đoạn 2004 – 2005, tuy nguồn vốn có giảm nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vẫn tăng, vòng quay TSLĐ lại tăng cao chứng tỏ Công ty thực sự đã sử dụng hiệu quả TSLĐ, sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả, rút ngắn thời gian vốn lưu động lại trong từng khâu của quá trình luân chuyển. Đây là thành tích tốt trong khâu quản lý và sử dụng vốn lưu động cũng như TSLĐ trong Công ty.

Trong giai đoạn năm 2005 – 2006, tuy tốc độ luân chuyển TSLĐ tăng nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ lại giảm 10.68% lớn hơn so với tốc độ giảm của nguồn vốn (1.72%) cho thấy tốc độ luân chuyển TSLĐ giảm là do quy mô kinh doanh thu hẹp, năng lực cạnh tranh giảm. Tuy nhiên doanh thu giảm còn do chịu ảnh hưởng từ lệnh tạm dừng xuất khẩu của Chính phủ làm hạn chế đến kế hoạch kinh doanh của Công ty trong thời điểm rất thuận lợi: giá bán cao, nhu cầu thị trường tiêu thụ mạnh, Công ty lại có tồn kho đáp ứng được cho xuất khẩu. Vì vậy mà chưa thể đánh giá đây là khuyết điểm trong quản lý và sử dụng TSLĐ của Công ty.

Như vậy quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giảm nhưng đó là do giảm mức tồn đọng tài sản NH bằng cách dẩy nhanh thu hồi các KPT, giảm HTK nhằm giảm bớt chi phí. Đây là biểu hiện tích cực về chuyển biến TSLĐ & ĐTNH qua các năm, góp phần hạn chế ứ đọng vốn, giảm lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng, tiết kiệm vốn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

4.1.3 Hiệu quả trong đầu tư TSCĐ và đầu tư dài hạn. 4.1.3.1.Hiệu suất sử dụng TSCĐ.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Doanh thu thuần 1,134,696 1,459,224 1,303,404

Nguyên giá TSCĐ 64,542 77,534 82,986

Hiệu suất sử dụng TSCĐ 17.58 18.82 15.71

Biểu đồ 4.5: Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Thông qua chỉ tiêu trên ở bảng 4.6 cho thấy, vào năm 2004 cứ 1 đồng TSCĐ đem vào đầu tư sẽ mang lại 17.58 đồng doanh thu, tương ứng vào năm 2005 là 18.82 đồng doanh thu và năm 2006 là 15.71 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này tăng vào năm 2005 cho thấy trong năm này Công ty sử dụng hiệu quả TSCĐ, tận dụng tốt các loại TSCĐ để tăng hiệu quả kinh doanh. Công ty đã đầu tư hơn 11 tỷ đồng vào việc sửa chữa, nâng cấp kho tàng, đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc trong các dây chuyền lau bóng, cân điện tử, tiếp tục trang bị băng tải và thùng chứa gạo…khiến công sức hoạt động của máy móc thiết bị đạt năng suất cao. Sau đó chỉ tiêu này sụt giảm vào năm 2006, lúc này hiệu suất sử dụng TSCĐ chỉ đạt 15.71, giảm 16.52% so với năm 2005 và giảm 10.64% so với năm 2004. Trong năm này, Công ty đã đầu tư thêm vào TSCĐ như mở thêm Head Honda mới (Cửa hàng Honda Angimex III và Cửa hàng Honda Thoại Sơn). TSCĐ tăng trong năm 2006 ngoài việc Công ty đầu tư thêm TSCĐ ra còn do việc bán một phân xưởng sản xuất tại Cần Thơ. Việc gia tăng TSCĐ bằng việc bán TSCĐ là điều không tốt do TSCĐ đó hoạt động không hiệu quả. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến cho hiệu quả sử dụng TSCĐ bị giảm mạnh vào năm 2006. Qua đó cho thấy tuy Công ty có tăng đầu tư thêm TSCĐ, nhưng chỉ đạt hiệu quả cao vào năm 2004 và cao nhất vào năm 2005 sau đó hiệu suất sử dụng TSCĐ bị giảm sút.

4.1.3.2.Hiệu quả trong đầu tư tài chính DH và tài sản DH khác.

Bảng 4.7: Đầu tư tài chính DH và tài sản DH khác.

ĐVT: Triệu đồng. 17.58 18.82 15.71 14 15 16 17 18 19 20

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Năm Đồng

Một phần của tài liệu Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang (ANGIMEX) (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w