Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu TCMN

Một phần của tài liệu Đề tài " Phân tích tình hình xuất khẩu và các giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu của HTX Thái Dương " pdf (Trang 40 - 46)

2.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô a) Chính trị và pháp luật

Các yếu tố chính trị và pháp luật có thể ảnh hưởng đến việc mở rộng phạm vi thị trường cũng như dung lượng thị trường, ngoài ra cũng có thể mở rộng nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn trên thị trường quốc tế. Các yếu tố chính trị có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu : sự bất ổn về chính trị sẽ làm chậm lại sự tăng trưởng, kìm hãm sự phát triển của khoa học công nghệ gây khó khăn cho việc cải tiển công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Luật pháp cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khẩu. Bất kì doanh nghiệp nào muốn kinh doanh xuất khẩu muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì phải tuân thủ pháp luật, không những pháp luật của nước mình mà con tuân thủ luật pháp nước nhập khẩu. Nghiên cứu kỹ chế độ chính trị và pháp luật sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

b) Chính sách về thuế quan và công cụ phi thuế quan.

Hệ thống thuế quan cũng là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu thông qua thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng hoá phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Nếu như thuế nhập nguyên vật liệu quá cao sẽ làm chi phí sản xuất cao dẫn đến giá thành hàng hoá xuất khẩu cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá, giảm lợi nhuận cho nhà xuất khẩu, và như vậy làm giảm lượng xuất khẩu và ngược lại.

Các công cụ phi thuế quan như hạn ngạch nhập khẩu đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu và hạn ngạch xuất khẩu cũng gây khó khăn rất lớn cho hoạt động xuất khẩu.

Vì những ảnh hưởng đó, để khuyến khích xuất khẩu Chính phủ thường miễm thuế xuất khẩu và giảm thuế nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu đối với những mặt hàng có lợi thế sản xuất . Chính phủ thường áp dụng hạn ngạch xuất khẩu đối với những hàng hoá mà sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu dùng để sản xuất hàng hóa xuất khẩu .

c) Chính sách tỷ giá hối đoái

Trong thanh toán quốc tế, người ta thường sử dụng những đồng tiền của các nước khác nhau, do vậy tỷ suất ngoại tệ so với đồng tiền trong nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu: nếu tỷ gia hôi đoái lớn hơn tỷ suất lợi nhuận thì hoạt đông xuất khẩu có lãi, vì vậy thúc đẩy xuất khẩu và ngược lại. Chính vì thế mà tỷ giá hối đoái trở thành một công cụ điều tiết của Nhà nước.

d) Hệ thống ngân hàng tài chính.

Hoạt động xuất nhập khẩu liên quan chặt chẽ đến vấn đề thanh toán quốc tế, thông qua hệ thống Ngân hàng Tài chính giữa các quốc gia. Nó tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán được thực hiện một cách đơn giản, nhanh chóng, chắc chắn. Nhờ có hệ thống ngân hàng này dẽ đảm bảo rằng người bán sẽ thu được tiền và người mua sẽ nhận được hàng, làm giảm bớt việc phài dành nhiều thời gian và chi phí để các bên đối tác tìm hiểu nhau.

Nếu như một quốc gia có hệ thống tài chính phát triển, hiện đại thì đó cũng là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước trong hoạt động xuất khẩu và ngược lại.

e) Khả năng sản xuất

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt nam chịu sự tác động của nhiều nhân tố, những nhân tố này có sự biên đổi trong từng thời kỳ và tác động theo chiều hướng khác nhau. Chúng có thể là những nhân tố thúc đẩy nhng ngược lại cũng có thể là những nhân tố kìm hãm sự phát triển của sản xuất. ở mỗi vùng, mỗi địa phơng, mỗi làng nghề do có những đặc đIểm khác nhau về các đIều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội , văn hóa nên sự tác động của các nhân tố này là không giống nhau. Có thể hiểu một cách khái quát chúng bao gồm các nhân tố sau:

Thứ nhất,nguồn nhân lực: là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của

thủ công , và những chủ cơ sở sản xuất kinh doanh. Những nghệ nhân là người có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc truyền nghề, dạy nghề, đồng thời là những người sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo mang đậm tính truyền thống. Có được nguồn nhân lực có tay nghề và trình độ cao sẽ là một yếu tố thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ.

Thứ hai, nguồn vốn: đây là nguồn lực vật chất rất quan trọng trong quá trình

hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của nguồn vốn là đầu tư phát triển sản xuất , đầu tư phát triển cơ sở vật chật và kết cấu hạ tầng, đầu tư đổi mới công nghệ. Vì vậy phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phụ thuộc rất lớn vào các nguồn vốn huy động được. Trước đây, vốn của các hộ sản xuất kinh doanh đều rất nhỏ bé, chủ yếu là vốn tự có nên đã làm hạn chế việc tăng trởng sản xuất. Ngày nay, sự phát triển của thị trường luôn đòi hỏi lượng vốn rất lớn để đáp ứng các nhu cầu của thị trường. Vì vậy rất cần sự hỗ trợ tích cực và cụ thể từ phía nhà nước, đặc biệt là việc đề ra những chính sách phù hợp với đặc đIểm sản xuất của các làng nghề truyền thống để có thể đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất và xuất khẩu.

Thứ ba, nguồn nguyên vật liệu: trong những giai đoạn trước đây, gần nguồn

nguyên vật liệu được coi là một trong những điều kiện tạo nên sự hình thành và phát triển của các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ hay các làng nghề truyền thống. Song hiện nay vấn đề này trở nên không quan trọng đối với sự phát triển của các làng nghề bởi sự hỗ trợ tích cực của các phương tiện giao thông và các phương tiện kỹ thuật. Tuy nhiên vấn đề khối lượng chất lượng, chủng loại và khoảng cách của các nguồn nguyên liệu này vẫn có những ảnh hưởng nhất định tới chất lượng và giá thành sản phẩm. Nếu có được nguồn nguyên vật liệu ổn định dẫn đến sản xuất cũng ổn định, các nhà xuất khẩu sẽ có nguồn hàng thường xuyên, tạo uy tín cho doanh nghiệp.

Thứ tư, trình độ kỹ thuật và công nghệ: trong điều kiện hiện nay, khi mà

giao lưu thương mại mang tính toàn cầu hoá thì việc ứng dụng khoa học công nghệ mới có ý nghĩa quyết định, có tác động trực tiếp tới sự đảm bảo và nâng cao năng lực

cạnh tranh của sản phẩm. Nhận thức được điều đó, nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ đã đẩy mạnh việc áp dụng kỹ thuật và đổi mới công nghệ, cải tiện phương pháp sản xuất để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành tạo ra sự phát triển mạnh mẽ và ổn định cho ngành. Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học kỹ thuật không phải là hoàn toàn mà vẫn phải giữ nét văn hoá và truyền thống cốt yếu trong mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ .

Thứ năm, kết cấu hạ tầng : bao gồm hệ thống các đường giao thông, điện, cấp

thoát nước, bưu chính viễn thông. Thực tế cho thấy rõ, sản xuất thủ công mỹ nghệ chỉ có thể phát triển mạnh ở những nơi có kết cấu hạ tầng đảm bảo và đồng bộ. Đây là yếu tố có tác dụng tạo điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các cơ sở sản xuất, tạo tiền đề khai thác và phát huy tiềm năng sẵn có của các làng nghề. Sự phát triển của yếu tố này sẽ đảm bảo vận chuyển và cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất, đồng thời làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hệ thống thông tin liên lạc bưu chính viễn thông giúp doanh nghiệp nắm bắt các thông tin thị trường để có những ứng xử kịp thời.

2.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường ngành a) Tiềm lực tài chính

Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối( đầu tư) có hiệu quả nguồn vốn. Khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua cá chỉ tiêu: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận, khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn…

b)Tiềm năng con người

Trong kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Chính con người với năng lực của họ mới lựa chọn đúng cơ hội và sử dụng sức mạnh khác mà họ đã có như vốn, tài sản, kỹ thuật công nghệ .

Mối doanh nghiệp là mọt hệ thống với những liên kết chặt chẽ với nhau để hướng tới mục tiêu. Một doanh nghiệp muốn hướng tới mục tiêu của mình thì đồng thời phải đạt tới một trình độ tổ chức quản lý tương ứng. Khả năng tố chức quản lý doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát , tập trung vào những mối liên hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo nên sức mạnh thật sự của doanh nghiệp.

d) Cơ sở vật chất kỹ thuật.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh : thiết bị, nhà xưởng…Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất ngày càng đầy đủ và hiện đại thì khả năng nắm bắt thông tin cũng như việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu thuận tiện và hiệu quả cao.

e) Hoạt động Marketing

Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng hoá thì việc tiếp thị, tìm đẩu ra cho sản phẩm là hết sức quan trọng và chức năng này thuộc về các hoạt động Marketing. Hoạt động này bao gồm: nghiên cứu thị trường, xác định thị phần, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm và nhiệm vụ chính của nó là quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp . Đối với hoạt động xuất khẩu thì hoạtđộng này là rất khó khăn nhưng cũng rất quan trọng. Khó khăn là ở chỗ việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm là rất tốn kém, hơn nữa xuất khẩu là bán hàng ra nước ngoài nên việc tìm hiểu thói quen tiêu dùng…là rất phức tạp và tốn nhiều thời gian.

f) Hoạt động tạo mẫu sản phẩm.

Hoạt động tạo mẫu sản phẩm là việc nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới, tính năng mới nhằm đưa ra thị trường những loại sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận và đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Trong hoạt động xuất khẩu thì việc thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng tại thị trường nhập khẩu được coi là bước thành công ban đầu của doanh nghiệp, ngược lại, nếu công tác này

không tốt doanh nghiệp sẽ chịu tổn thất lớn do không tiêu thụ được sản phẩm đã sản xuất ra.

g) Hoạt động sản xuất

Hoạt động sản xuất là một quắ tình bao gồm: thu mua nguyên vật liệu, phụ liệu để sản xuất, sản xuất và đóng gói. Trong hoạt động xuất khẩu thì một đòi hỏi rất khắt khe đó là chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng. Chất lượng sản phẩm phải đáp ứng theo đúng yêu cầu của đối tác xuất khẩu về chất liệu, mẫu mã. Trong quá trình sản xuất ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm còn phải đảm bảo tiến độ sản xuất để kịp giao hàng đúng thời hạn. Nếu không đảm bảo những yêu cầu trong hợp đồng của đối tác thì doanh nghiệp trước hết bị mất uy tín trong kinh doanh và sau đó phải bồi thường hợp đồng gây thiệt hại về tài chính.

Một phần của tài liệu Đề tài " Phân tích tình hình xuất khẩu và các giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu của HTX Thái Dương " pdf (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w