Giai đoạn 2012 2015

Một phần của tài liệu Kỹ thuật truyền dẫn IP trên quang và phương án triển khai trên mạng Viễn Thông Hà Nội (Trang 94 - 99)

b) Hệ thống ghép bước sóng theo hai hướng

4.4.1. Giai đoạn 2012 2015

Trong giai đoạn 2012-2015, để đảm bảo thực hiện được theo các nội dung quyết định phê duyệt chiến lược phát triển Bưu chính-Viễn thông Việt Nam đến 2010 và định hướng đến năm 2020 của Chính phủ tại QĐ số 158/2001/QĐ-TTg Ngày 18/10/2001, mạng viễn thông của VNPT nói chung cũng như Viễn Thông Hà Nội sẽ được đầu tư nâng cấp mở rộng cả về phạm vi phục vụ và loại hình, chất lượng dịch vụ. Trên cơ sở nhu cầu phát triển mạng truyền dẫn của VNPT Hà Nội cũng như kế hoạch đầu tư phát triển mạng Viễn thông của tập đoàn VNPT cho Bưu điện Hà Nội, em đề xuất phương án truyền tải IP trên quang ở giai đoạn này theo kiểu kiến trúc IP/MPLS/NG-SDH/DWDM. Với phương án này VNPT Hà Nội sẽ đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của người dân thủ đô.

Kiến trúc này có những ưu điểm như sau:

- Hỗ trợ tốt MPLS, do đó dễ dàng thực hiện chức năng thiết kế lưu lượng và cung cấp QoS cho lưu lượng số liệu

- Thiết bị NG SDH hoàn toàn tương hợp với thiết bị SDH hiện có trên mạng nên dễ dàng thay thế hoặc nâng cấp dung lượng mạng hiện có, nên giảm chi phí đầu tư ban đầu và khai thác bảo dưỡng.

- Giảm thiểu chủng loại thiết bị trên mạng, đơn giản cho việc quản lý và bảo dưỡng, do đó giảm được chi phí khai thác bảo dưỡng.

- Tận dụng và không gây xáo trộn mạng truyền dẫn hiện có, do đó không phải thiết lập lại cấu hình hệ thống, thiết kế và qui hoạch lại mạng truyền dẫn, Vì vậy, sẽ tiết kiệm chi phí.

- Trong những năm tới, lưu lượng truyền tải trên mạng viễn thông Việt Nam vẫn là sự hoà trộn của thoại (TDM) và số liệu, và lưu lương TDM vẫn sẽ chiếm một tỷ trọng đáng kể, do đó sử dụng NG SDH phù hợp hơn so với các công nghệ được thiết kế tối ưu cho truyền tải lưu lượng gói.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này VNPT chỉ cần tập trung nâng cao dung lượng các hệ thống để đảm bảo nhu cầu trao đổi thông tin của xã hội ngày càng tăng nhanh.

Trên thực tế, VNPT cũng đang có phương án nâng cao dung lượng các hệ thống đường trục. Cụ thể:

Đối với mạng DWDM các tỉnh phía Bắc của Huawei, thực hiện việc mở rộng dung lượng tăng số bước sóng lên 80 GB/s và ngoài việc duy trì giải pháp điều khiển ASON/GMPLS cho lớp SDH cần sử dụng giải pháp điều khiển ASON(GMPLS) ở lớp DWDM cho tất cả các tỉnh nhằm đáp ứng các giao tiếp 10GE và STM64 cho mở rộng mạng VN2.

Đồng thời với việc kiến trúc IP/MPLS/NG-SDH/DWDM thì Viễn Thông Hà Nội sẽ từng bước triển khai thực kiến trúc IP/MPLS/DWDM. Mặc dù hệ thống SDH có khá nhiều ưu điểm nhưng với tình hình nhu cầu sử dụng mạng tăng trưởng nhanh chóng thì dung lượng truyền tải qua NG-SDH có nhiều hạn chế, gây ra tình trạng thắt nút cổ chai cho mạng đường trục nên giải pháp thay thế dần và tiến tới loại bỏ NG- SDH là hướng đi đúng đắn và cần thiết.

Hình 4.5: Phương án kiến trúc mạng truyền dẫn IP trên quang của VNPT Hà Nội giai đoạn 2012-2015

4.4.2. Giai đoạn sau 2015.

Giai đoạn sau 2015 lưu lượng truyền tải các dịch vụ Viễn Thông trên Mạng Viễn Thông Hà Nội tăng rất lớn. Do đó công nghệ SDH hoặc NG-SDH với dung lượng hạn chế sẽ làm giảm khả năng truyền tải- tạo nên các thắt nút cổ chai- chính vì vậy, trong giai đoạn này cần loai bỏ công nghệ SDH hay NG-SDH trong truyền tải gói IP mà thay vào đó là xu hướng giảm bớt các tầng trong kiến trúc. Thay vào đó là truyền tải IP trên quang thông qua các giải pháp sử dụng MPLS và GMPLS trực tiếp trên DWDM được triển khai. Giải pháp tối ưu truyền IP/DWDM cũng được thực hiện nhằm tối ưu hóa sức mạnh của cả hai công nghệ IP và DWDM.

Lúc này ở mạng truyền dẫn Hà Nội các dịch vụ không phải dịch vụ IP sẽ được truyền qua TDM/SDH và đi trên một bước sóng riêng trong DWDM. Còn các dịch vụ IP được truyền trực tiếp trên hệ thống truyền dẫn quang DWDM có tốc độ NxSTM-16 (với N=16 hoặc 32). Sự thống nhất của mạng IP và mạng quang nhờ sử dụng các Router IP hoạt động ở tốc độ Gbps hay Tbps phù hợp với giao diện quang có tốc độ cao. Và khi này toàn bộ các trạm viễn thông trên Ring chính của Thành phố Hà Nội được lắp đặt hệ thống DWDM

Phương án kiến trúc mạng truyền dẫn IP trên quang của VNPT Hà Nội giai đoạn 2010-2015 của Bưu điện tỉnh được mô tả ở hình 4.4.

SDH DWDM Các luồng thuê riêng Các kênh thuê riêng Các dịch vụ IP IP NG-SDH MPLS

Hình 4.6: Phương án kiến trục mạng truyền dẫn IP trên quang của VNPT Hà Nội sau 2015

Ưu điểm

Giải pháp này đạt được sự tối ưu về lớp, nâng cao tối đa hiệu suất truyền dẫn của mạng

Sự thống nhất của mạng IP và mạng quang nhờ sử dụng các bộ định tuyến IP hoạt động ở tốc độ Gbps hay Tbps phù hợp với giao diện quang tốc độ cao.

4.5. KẾT LUẬN

Hiện nay các hệ thống Cáp quang của Viễn Thông Hà Nội đã đáp ứng được hầu hết nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên với tốc độ phát triển như vũ bão của Hà Nội và những nhu cầu ngày càng cao của con người thì việc có một kế hoạch nâng cấp hệ thống mạng là tất yếu. Mạng đường trục Viễn Thông Hà Nội sẽ được thay thế bằng hệ thống quang trong suốt, sử dụng công nghệ DWDM. Khi các nhu cầu sử dụng tốc độ cao kiến trúc IP trên quang là đích của các nhà nghiên cứu.

NG-SDH

DWDM Các luồng

thuê riêng Các kênh thuê riêng

Các dịch vụ Internet

IP

KẾT LUẬN

Luận văn trình bày quá trình phát triển mạng truyền dẫn thế hệ mới và vấn đề tích hợp mạng IP và mạng quang. Khả năng tương thích giữa các mạng WDM và các mạng IP trong các mạng WDM thế hệ sau.

Hiện nay một số hãng (Cisco, NEC, Siemens, Alcatel...) đã đưa ra các giải pháp tích hợp IP và mạng WDM thống nhất, cho phép phát triển mạng một cách liên tục. Tuy nhiên để đảm bảo có được môi trường mạng cạnh tranh, thì cũng cần có các tiêu chuẩn phù hợp và thống nhất. Tính tương thích và điều khiển kiểu IP đang trở thành hiện thực, hiện nay các tổ chức côngnghiệp đang thử nghiệm và hy vọng tới đây sẽ có chuẩn thống nhất.

Do khả năng tiếp cận các kỹ thuật chuyên sâu về công nghệ mới trên thế giới còn hạn hẹp, do vậy trong luận văn em chỉ đưa ra các nghiên cứu lý thuyết về mạng truyền dẫn thế hệ mới IP/WDM dựa trên các hiểu biết về công nghệ mạng IP và truyền dẫn quang. Em mong có sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy cô để bản đồ án này được hoàn thiện hơn.

Trong thời gian tới em sẽ nghiên cứu thêm về những tính toán hiệu năng trong kỹ thuật điều khiển lưu lượng, các kỹ thuật chuyên sâu về định tuyến và điểu khiển mạng IP/WDM và giải pháp của các hãng từ đó đưa ra các giải pháp triển khai mạng truyền dẫn thế hệ mới tích hợp IP và mạng WDM tạiViệt Nam thực tế hơn.

Em xin gửi lời cảm ơn trân thành tới thầy giáo TS Hoàng Văn Võ cùng các thầy cô trong Khoa Viễn thông I – Học viện Công nghệ Bưu chính – Viễn thông, đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bản đồ án này. Em xin cám ơn.

Hà Nội, tháng 12 năm 2012

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. GS.TSKH Đỗ Trung Tá, “Định hướng phát triển mạng Internet Việt nam”, 1/2001

[2]. “Công nghệ ghép kênh quang theo bước sóng” - Nhà xuất bản Bưu điện, năm 2002

[3]. TS. Trần Hồng Quân, ThS. Đinh Văn Dũng, đề tài: “Nghiên cứu xu thế phát triển của công nghệ IP, ATM và khuyến nghị ứng dụng trên mạng viễn thông Việt nam”, Mã số: 218-2000-TCT-RD-VP-40

[4]. KS. Đỗ Mạnh Quyết, đề tài “Nghiên cứu công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và đề xuất các kiến nghị áp dụng công nghệ MPLS trong mạng thế hệ sau (NGN) của Tổng công ty”, Mã số: 005-2001-TCT-RDP-VT-01

[5] KS. Võ văn Hùng, đề tài “Giải pháp tích hợp IP trên quang ”, Mã số: 38-2002- TCT-RDP-VT.

[6] Vũ Tuấn Lâm, Võ Đức Hùng (2004), “GMPLS- công nghệ điều khiển truyển tải thế hệ sau”, Tạp chí Bưu Chính Viễn Thông & Công nghệ Thông Tin, số 233, 6/2004.

[7] Đinh Hoàng Điệp (2006), “Xu hướng phát triển mạng NGN tại Việt Nam”, tạp chí Bưu Chính Viễn Thông & Công nghệ Thông Tin, số 6/2006

Một phần của tài liệu Kỹ thuật truyền dẫn IP trên quang và phương án triển khai trên mạng Viễn Thông Hà Nội (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w