Thứ nhất: Về hệ thống pháp luật
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật phù hợp với kinh tế thị
trường, nhằm đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, minh bạch nhất quãng và phù hợp với thông lệ quốc tế. Trên tinh thần đó cần sửa đổi bổ xung ban hành các luật có liên quan đến đầu tư và xây dựng: luật đầu tư và xây dựng, luật đấu thầu ...
Thứ hai:
Phải có một đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ, trình dộ cao về kinh tế kỹ thuật trong đầu tư XDCB, các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải tổng vốn Ngân sách Nhà nước để tham mưu cho nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Với chức năng được Chính phủ giao, các cơ quan quản lý nhà nước cần phải tổng hợp được đầy đủ các nguồn vốn đầu tư trong toàn xã hôị nói chung, vốn của nhà nước và vốn ngân sáh nói riêng để tham mưu cho nhà nước về mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, phải có đọi ngũ cán bộ tinh thông về kinh tế kỹ thuật XCB để thẩm định các dự án đầu tư, xác định phương án tài chính huy động vốn cho các dự án đầu tư có hiệu quả, hoàn chỉnh hệ thống cơ chế chính sách về định mức tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, đơn giá để lập và thẩm định dự án bảo đảm tính khả thi. Tăng cường phân tích đánh giá hiệu quả vốn đầu tư, kiểm tra kiểm soát cấp phát, thanh toán vốn theo định mức đơn giá, chính sách chế độ của Nhà nước trong XDCB.
Thứ ba:
Công tác đền bù giải phóng mặt bằng là vấn đề hết sức nhạy cảm nó liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội vốn đã rất phức tạp. Trong điều kiện các chính sách về đất đai nhà ở qua nhiều giai đoạn: thực hiện chính sách cải tạo hợp tác hoá ... đến nay vẫn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết thì tính phức tạp lại càng tăng lên. Năm 1998, việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất theo nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ đã bộc lộ nhiều tồn tại, làm chậm tiến độ giải quyết mặt bằng, làm chậm tiến độ thực hiện các dự án đầu tư XDCB vì thế ngày 24/4/1998, Chính phủ đã ban hành nghị định số 22/1998/CP để thay thế nghị định 90/CP. Song qua 2 năm thực hiện, công tác đền bù giải phóng mặt bằng vẫn chưa khả quan hơn là bao, nhiều dự án vẫn chưa có khối lượng hoàn thành để thanh toán vốn cho công tác này.
Để khắc phục tình trạng này nhằm thực hiện đẩy mạnh tiến độ thực hiện dự án, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụngvốn ... Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng pháp lệnh về đền bù và tái định cư để thay thế cho các văn bản hiện hành. Theo tôi việc xây dựng pháp lệnh này phải quán triệt các quan điểm sau:
- Việc quy định đền bù và tái định cư phải đảm bảo hài hoà lợi ích của người bị thu hồi đất, của chủ đầu tư và Nhà nước vì đây là vấn phức tạp liên quan đến các mặt: kinh tế, chính trị xã hội của của địa phương liên quan đến cuộc sống của hàng ngàn hộ, hàng vạn con người. Hơn nữa phải đảm bảo lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài của công cuộc đầu tư phát triển đất nước.
- Việc xây dựng chính sách phải đảm bảo tính đơn giản, dễ hiểu, dễ kiểm tra vì chính sách đền bù tái định cư liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của tầng lớp nhân dân mà chủ yếu là nông dân.
- Quy định mức đất được đền bù thiệt hại
- Về đền bù thiệt hại tài sản : cần thống nhất đền bù bằng 100% giả trị xây dựng mới đối với nhà cấp 4, vì nhà này chủ yếu của các đối tượng nghèo cần
được ưu tiên để họ có thể xây lại ngôi nhà mớicó tiêu chuẩn kỹ huật tương đương.
- Quy định quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải chuyển đến nơi mới. Đồng thời phải nâng cao vai trò của chủ dự án trong việc lập trình duyệt và thực hiện phương án đền bù, giải phóng mặt bằng. Đối với các dự án phải lập hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng cấp tỉnh, thì lãnh đạo sở chủ quản của dự án phải là phó chủ tịch thường trực để trực tiếp chỉ đạo chủ dự án trong việc lập và thực hiện phương án đền bù, giải phóng mặt bằng.
Việc xây dựng pháp lệnh về đền bù giải phóng mặt bằng phải đảm bảo triệt để được những điểm trên mới có thể hy vọng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng có bước tiến độ hơn, đảm bảo tiến độ thi công của các dự án, góp phần vào giải quyết thực “vốn chờ công trình như hiện nay”.
Thứ tư:
Nâng cao mối quan hệ giữa cơ quan tài chính và cơ quan cấp phát, mối quan hệ giữa cấp phát vốn đầu tư với công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành .
Đối với các dự án thuộc ngân sách trung ương cơ quan cáp phát là kho bạc NHà nước trung ương và hệ thống kho bạc nhà nước các địa phương. Cơ quan chức năng tài chính là Vụ Đầu tư - Bộ Tài Chính. Do đó cần có cơ chế điều hành, phối hợp thống nhất theo nguyên tắc giảm đầu mối khi làm các thủ tục thanh toán, có cơ chế báo cáo và xử lý thông tin kịp thời với lãnh đạo Bộ Tài Chính. Để giải quyết quan hệ này nên chăng Vụ đầu tư sau khi kiểm tra danh mục phân khai kế hoạch của các ngành, làm thông báo chuyển kế hoạch đầu tư gửi kho bạc nhà nước trung ương, áp dụng vốn đầu tư theo hạn mức nhằm hạn chế tình trạng thừa, thiếu vốn giả tạo trên các địa bàn các địa phương. Trên cơ sở đó, KBNNTW triển
khai công tác kiểm tra và cấp phát trong hệ thống hàng tháng báo cáo tình hình triển khai kế hoạch, tình hình cấp phát theo các chỉ tiêu cơ bản cho Vụ Đầu tư để phân tích, tổng hợp báo cáo Bộ tài chính. Giải quyết mối quan hệ này nhằm kết hợp tốt công tác cấp phát vốn đầu tư XDCB với thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội sát với yêu cầu thực tế từng địa phương.
Thứ năm:
Đối với chủ đầu tư: phải thực hiện nghiêm chỉnh quy chế đấu thầu, mọi thủ tục về đầu và xây dựng cơ bản .
Tích cực thưc hiện thi công công trình đảm bảo đúng tién độ, thi công theo đúng kế hoạch, có khối lượng hoàn thành để thanh toán vốn
Ngoài ra, hàng năm chủ đầu tư phải báo cáo tình hình thực hiện đầu tư với cơ quan cấp phát (KBNNTW) và cơ quan chủ quản cấp trên các chỉ tiêu cơ bản về giá trị hiện vật như : giá trị khối lượng thực hiện được nghiệm thu đề nghị thanh toán trong năm kế hoạch, vốn đâu tư được cấp phát trong năm kế hoạch, giá trị khối lượng hoàn thành chưa được cấp vốn thanh toán và một số chỉ tiêu hiện vật chủ yếu như: số hạng mục, năng lực đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Báo cáo cần nêu ra nguyên nhân chủ quan, khách quan và đề ra biện pháp khắc phục. Chế độ báo cáo này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao vai trò quản lý của chủ đầu tư, cơ quan cấp phát, cơ quan tài chính.
Thứ sáu:
Cần phải tổ chức các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức của các cán bộ quản lý tài chính nhằm phù hợp với tình hình mới của đất nước cũng như của khu vực và thế giới. Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả hơn trong công tác quản lý và góp phần ổn định nền tài chính của đất nước và đáp ứng được lòng tin cậy của toàn Đảng và toàn dân đã giao phó.
kết luận
Trên đây là một số vấn đề lý luận cơ bản và tình hình thực tế về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với ngành thuỷ lợi mà tôi đã có dịp tiếp xúc trong thời gian thực tập tại Vụ Đầu tư - Bộ Tài Chính .
Đây là cơ hội thuận lợi để tôi có thể áp dụng những kiến thức lý luận cơ bản đã được trang bị trong nhà trường và tiếp xúc với môi trường thực tế sinh động trong công tác quản lý vốn NSNN nói chung và đối với vốn dành cho đầu tư XDCB nói riêng. Qua thời gian thực tập tôi càng hiểu sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác này đối với nền tài chính của đất nước. Vì trong điều kiện nước ta hiện nay nền kinh tế của nước ta chưa mạnh và đang được xếp vào một trong những nước nghèo nhất của thế giới đồng thời chúng ta đang trong thời kỳ thực hiện công cuộc CNH- HĐH đất nước do đó mà yêu cầu của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó yêu cầu của công tác này sao cho một đồng vốn bỏ ra là ít nhất nhưng hiệu quả mang lại là cao nhất cần phải được thực hiện trong tất cả các ngành ở nước ta hiện nay. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà Nước.
Qua thời gian thực tập tại Vụ Đầu tư , được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Vụ Đầu tư đã giúp tôi bổ sung nhiều kiến thức lý luận và dần dần biết được bước đầu vận dụng những kiến thức lý luận vào thực tiễn. Với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Thoa, tôi đã hoàn thành bản luận văn này. Song do còn nhiều hạn chế và thiếu sót nhất định về lý luận cũng như về mặt thực tiễn, tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý, phê bình của các thầy cô giáo cũng như của các cán bộ Vụ Đầu tư để bản luận văn này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tận tình của các thầy, cô giáo trong thời gian tôi học tập tại trường cũng như trong quá trình tôi làm luận văn tốt nghiệp và các cán bộ Vụ Đầu tư.
Hà nội ngày 14 tháng 4 năm 2002.
Tác giả
Đỗ Việt Hùng