Xây dựng và xác lập chiến lược khách hàng phù hợp trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 58 - 61)

II. GIẢI PHÁP CHOVAY VỐN.

1. Xây dựng và xác lập chiến lược khách hàng phù hợp trong hoạt động tín dụng.

để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo đà cho sự phát triển kinh tế. Có thể nói nhiệm vụ của ngân hàng là phải có giải pháp gia tăng khối lượng tín dụng cho nền kinh tế phải là tín dụng có chất lượng và hiệu quả cao, làm như vậy ngân hàng vừa đảm bảo mục tiêu kinh doanh là đạt được lợi nhuận và phát triển, vừa đảm bảo vị thế của mình trong việc điều hoá các nguồn vốn trong nền kinh tế.

1. Xây dựng và xác lập chiến lược khách hàng phù hợp trong hoạt động tín dụng. tín dụng.

Chiến lược mà khách hàng mà các ngân hàng lựa chọn là các doanh nghiệp nhà nước để cho vay là chủ yếu. Mặc dù thời gian gần đây ngân hàng đang mở rộng cho vay sang khu vực tư nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng tỷ lệ chưa cao và còn nhiều khúc mắc. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để có sự bình đẳng trong mối quan hệ giữa các ngân hàng thương mại với các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng và đảm bảo sự hoạt động bền vững, hiệu quả và xác lập vị thế của ngân hàng trong nền kinh tế. Muốn vậy cần giải quyết một số nội dung sau đây:

- Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Hiện có 20 doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trên địa bàn huyện, các doanh nghiệp này hầu hết thuộc quy mô vừa và nhỏ và mới hoạt động từ vài năm nay. Thực tế khối lượng tín dụng cung cấp cho khối kinh doanh nghiệp này còn hạn chế, các ngân hàng mới chỉ cho vay những dự án khả thi của doanh nghiệp và phải có tài sản thế chấp và chưa cho vay hỗ trợ lưu thông thường xuyên.

Nhìn chung ngân hàng còn e ngại khi các doanh nghiệp này vay vì tính không chắc chắn trong sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có hệ thống sổ sách kế toán, mức vốn đăng kí, quy định về kiểm toán không đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng về quản lý tín dụng, điều kiện tín dụng cho cách quản lý mang tính gia đình, sổ sách kế toán không rõ ràng, hạch toán vốn chủ sở hữu trong sổ sách kế toán thấp hơn vốn chủ sở hữu thực tế.

Nhận thức được vị trí phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện sẽ là một bộ phận quan trọng để giải quyết các đầu ra.

Ngân hàng chủ động tiếp thị và đầu tư lựa chọn khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh để cho vay, nâng cao trình độ của nhân viên tín dụng để họ có khả năng đánh giá và tư vấn cho doanh nghiệp. Tìm cách giải quyết bài toán lãi suất thu hút các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, có thể đặt ra một mức lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường hiện nay. Trên phương diện để phá vỡ mối nghi ngại về tính không chắc chắn về các khoản vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể đề nghị ngân hàng cấp trên cho phép trích lợi nhuận trước thuế của ngân hàng để hùn vốn với các doanh nghiệp, việc làm này có thể làm tăng tính kết nối giữa doanh nghiệp vói ngân hàng, ngân hàng có thể có đầy đủ những thông tin và giảm thiểu rủi ro tín dụng hoặc cho các doanh nghiệp sử dụng tài sản được hình thành từ vốn vay để làm tài sản thế chấp.

Cũng nên nới lỏng các điều kiện vay vốn của các doanh nghiệp. Hiện tại các ngân hàng yêu cầu phải có 20% vốn tự có trong phương án vay vốn ngắn hạn và 30% khi vay vốn trung va dài hạn, ngân hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải có 2 năm sản xuất kinh doanh có lãi mới được xét duyệt cho vay, trong lúc doanh nghiệp mới thành lập đang cần có vốn là yêu cầu không thực tế.

Vì vậy, ngân hàng phải tập trung vào phát triển hệ thống thông tin, tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng, tăng cường khả năng thanh toán quốc tế và tận dụng về cơ chế cho vay là ngân hàng Nhà nước đã giao quyền tự chủ chocác tổ chức tài tín dụng.

- Đối với kinh tế hộ, nét đặc biệt của kinh tế hộ trên địa bàn huyện Yên Lạc là số hộ sản xuất chiếm trên 70% tổng số hộ kinh tế, mục tiêu trước mắt của huyện đặt ra là phát triển kinh tế hộ, đặc biệt là hộ sản xuất nông nghiệp để vừa nâng cao đời sống nhân dân vừa tạo tiền đề cho phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trên cơ sở có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Việc cho vay đối với hộ sản xuất được đánh giá là tiềm ẩn nhiều rủi ro khó dự đoán, địa bàn cho vay rộng, số lượng đối tượng đông. Giải pháp để đầu tư cho hộ sản xuất ngân hàng cần thực hiện.

+ Trước hết kiện toàn và mở thêm các ngân hàng cấp 4, phấn đấu đạt bình quân 4 xã có một ngân hàng cấp 4. Vị trí ngân hàng phải đặt ở những điểm tập trung đông dân cư và trung tâm kinh tế từng địa bàn và có phương án hoạt động cụ thể.

+ Cần đơn giản hơn nữa thủ tục về điều kiện đi vay. Những khó khăn chủ yếu đối với việc vay vốn ngân hàng hiện nay là các vấn đề thế chấp, bảo lãnh thủ tục phê duyệt các dự án, hợp đồng tín dụng và cân đối cho vay của các tổ chức tín dụng mà thực tế là quy trình phức tạp khiến người dân băn khoăn khi tiếp xúc với thủ tục vay vốn tại ngân hàng. Vấn đề đặt ra là đơn giản hơn nữa các giấy tờ, hồ sơ cho vay, giảm những nội dung không cần thiết, rườm rà, trùng lặp.

+ Thực hiện tốt chương trình phối hợp các tổ chức chính trị , xã hội: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh..nhằm tạo nhiều kênh dẫn vốn thuận lợi nhất cho hộ nông dân, hinhg thành các tổ chức cho vay vốn tại các địa bàn, thông qua các tổ chức truyền thông về tín dụng đối với sản xuất các nội dung như thủ tục, các lợi ích và ưu đãi mà họ được hưởng.

+ Xây dựng các dự án đầu tư tín dụng theo vùng kinh tế hoặc theo ngành nghề theo quy hoạch phát triển và thưo chu kỳ sản xuất. Các dự án này được sự tham gia của các cấp có thẩm quyền. Sâu đó triển khai thực hiện theo các chương trình dự án đi vào thực hiện.

+ Tiếp tục mở rộng cho vay đời sống đối với cán bộ, công nhân viên, mạnh dạn đầu tư với các đối tượng khác như: hộ nông nghiệp, hộ phi nông nghiệp và các khách hàng có nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống trên cơ sở khách hàng có điều kiện vay vốn ngân hàng.

Song song với việc cho vay các thành phần kinh tế, ngân hàng phải thường xuyên khảo sát nhu cầu vốn của khách hàng, chú trọng hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, hộ kinh tế trang trại, những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, để có kết quả kinh doanh. Đồng thời giám sát quản lý chặt chẽ các khoản vay và có các biện pháp tích cực, linh hoạt xử lý các khoản nợ đến hạn, nghiêm túc thực hiện việc chuyển nợ qua hạn, tìm mọi biện pháp thu nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w