Tính mở rộng (Scalability)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ GMPLS và ứng dụng cho mạng truyền tải NGN của VNPT (Trang 26 - 29)

a. Chức năng chuyển tiếp LSP cận kề (FA–LSP)

Chức năng FA-LSP (Forwarding Adjacency–LSP)này được thực hiện trên cơ sở các LSP của mạng GMPLS để truyền tải các LSP khác. Một FA-LSP được thực hiện giữa hai nút mạng GMPLS được xem như là một đường kết nối ảo có những đặc tính

kỹ thuật lưu lượng riêng biệt và được thông báo cho chức năng OSPF/IS-IS như một đường thông giống như bất kỳ một đường thông vật lý nào. Một FA-LSP có thể được lưu vào trong dữ liệu định tuyến để định tuyến đường. Đồng thời, một FA-LSP có thể được đánh số hoặc không đánh số tùy thuộc vào việc xem FA-LSP đó là một đường thông bình thường hay không.

Hình 2.2 mô tả cơ chế hoạt động của một TDM LSP (LSPtdm), nó được xem như là một đường thông kết nối giữa hai thiết bị LSR định tuyến gói trong mạng PSC thay vì đó là một đường thông kết nối vật lý như trong mạng TDM.

Hình 2.2. Cơ chế chuyển tiếp kế cận

Bảo vệ mạng chống lại những hư hỏng của mạng, chẳng hạn như đứt sợi cáp quang trong mạng quang sẽ cung cấp chức năng tìm sợi quang thay thế trong các cấu cấu trúc mạng cụ thể . Cũng tương tự như vậy, các LSP được thiết lập trong mạng quang cũng cần phải được bảo vệ. Vấn đề này được giải quyết bằng cách thực hiện các LSP hai chiều đơn hướng, mỗi LSP một hướng sẽ là dự phòng cho LSP hướng kia. LSP hai hướng sẽ thực hiện kỹ thuật lưu lượng và cơ chế phục hồi giống nhau trên mỗi hướng. GMPLS thực hiện chức năng kiến tạo các LSP hai hướng thông qua các một tập bản tin giao thức báo hiệu (ví dụ các bản tin RSVP/PATH và RESV).

b. Cấu hình LSP

Hình 2.3 đưa ra một cấu trúc mạng (bao gồm các lớp truy nhập, lớp lõi và lớp mạng trục). Giả thiết rằng khi nhu cấu kết nối trên mạng tăng lên, nghĩa là xuất hiện những kết nối dòng lưu lượng từ đầu cuối tới đầu cuối của các doanh nghiệp từ lớp mạng truy nhập yêu cầu. Nếu như các nút mạng không có cơ chế định băng thông một cách mềm dẻo, nghĩa là chỉ có các băng thông cố định kết nối gắn với các đường

thông vật lý, thì vần đề là rất khó giải quyết. Trong trường hợp như vậy, một luồng băng thông kết nối vật lý STM-64 giữa hai chuyển mạch OXC của mạng đường trục cũng không thể truyền tải một dòng lưu lượng yêu cầu với tốc độ 100 Mbps từ lớp truy nhập. Vấn đề này có thể dễ dàng giải quyết bằng cơ chế LSP như mô tả ở trên.

Hình 2.3. Cấu trúc mạng

Bản chất cấu trúc bó các LSP này được mô tả như sau: các PSC-LSP sẽ được nhóm vào trong các TDM-LSP, các TDM-LSP này lại tiếp tục được nhóm vào trong các LSC-LSP tại các thiết bị LSC, các LSC-LSP này lại tiếp tục được nhóm vào trong các FSC-LSP tại các thiết bị FSC. Và như vậy dung lượng đường thông của các dòng lưu lượng sẽ được thực hiện theo cơ chế ghép nhóm và chuyển tiếp theo cấu hình phân cấp. Trong GMPLS đã chỉ rõ cấu hình phân cấp này để tạo ra các cấp LSP khác nhau từ cao đến thấp. Hình 2.4 thể hiện cấu trúc phân cấp này.

Hình 2.4. Cấu trúc phân cấp các LSP

c. Cơ chế bó đường (Link Bundling)

cáp quang có cần phải quản lý có thể lên tới hoàng chục tới hàng trăm sợi quang trên cùng một tuyến, mỗi một sợi quang lại có thể truyền tải hàng trăm tới hàng ngàn bước sóng quang, việc quản lý đường, quản lý tuyến sẽ trở lên rất phức tạp nếu như không có một cách thức hợp lý. GMPLS đã đưa ra một phương thức quản lý đường và tuyến trong mạng quang tương đối hợp lý đó là phương thức bó đường (link bundling).

Phương thức bó đường cho phép ghép một vài đường vào làm một và thông báo về đường đó cho các giao thức định tuyến, chẳng hạn như OSPF, hoặc IS-IS. Thông tin truyền tải theo phương thức này có thể là mang tính chất rút gọn và không đầy đủ nhưng ưu điểm là dung lượng xử lý sẽ giảm đi rất nhiều nếu như sử dụng phương pháp lưu trữ cơ sở dữ liệu định tuyến. Kỹ thuật bó đường chỉ cần một đường điều khiển, điều đó cho phép giảm số lượng bản tin báo hiệu điều khiển cần phải xử lý.

GMPLS có thể cho phép bó đường một cách mềm dẻo theo phương thức điểm – điểm (PTP) thực hiện cho các LSP và thông báo thông tin bó đường này cho các giao thức OSPF (chuyển tiếp cận kề).

Tuy vậy, phương thức bó đường này cũng bộc lộ một số hạn chế như: toàn bộ các đường trong cùng một bó phải bắt đầu và kết thúc trong cùng một cặp LSR; toàn bộ các đường trong cùng một bó phải có cùng chung một loại; toàn bộ các đường trong cùng một bó phải có cùng một dạng cho cơ chế chuyển mạch - PSC, TDMC, LSC, hoặc FSC.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ GMPLS và ứng dụng cho mạng truyền tải NGN của VNPT (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w